Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.283 VND/USD (tăng 6 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.700 VND/USD (không đổi cả giá mua và giá bán).
Tỷ giá USD hôm nay tại đa số ngân hàng tăng so với hôm qua, Ngân hàng VPBank tăng 5 đồng giá mua và tăng 35 đồng giá bán lên mức 23.490 – 23.790 VND/USD. Ngân hàng Sacombank không đổi giá mua nhưng tăng 95 đồng giá bán lên mức 23.510 - 23.770 VND/USD. Ngân hàng Á Châu tăng 30 đồng giá mua nhưng giữ nguyên giá bán ở mức 23.480 – 23.870 VND/USD.
Ngân hàng Đông Á tăng 20 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.550 – 23.800 VND/USD. Vietcombank tăng 20 đồng cả hai chiều mua bán ở mức 23.450 – 23.760 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.110 – 23.550 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.260 – 23.9750 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng Đông Á có giá mua USD cao nhất và ngân hàng SCB có giá bán USD thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.980 đồng/USD và bán ra 24.030 đồng/USD, giá mua và giá bán không đổi so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 16/9/2022
ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD ngày 16/9/2022 tăng tại đa số ngân hàng Thương mại

USD quốc tế tiếp tục tăng
USD Index hiện ở mức 109,78 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,09% ở mức 0,9990. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,1% ở mức 1,1459. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,15% ở mức 143,28.
Theo Investing, đồng USD đã tăng cao hơn sau đà phục hồi nhẹ trước đó khi thị trường quay trở lại tập trung xem xét trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới. Hiện sự chú ý này đang được các nhà giao dịch kỳ vọng rằng Fed sẽ trở nên quyết liệt hơn trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát sau báo cáo giá tiêu dùng tăng so với dự kiến.
Giai đoạn này trong chu kỳ tài chính vĩ mô toàn cầu một lần nữa gợi lại kinh nghiệm đầu những năm 1980 với Paul Volcker khi lãnh đạo Fed. Để đưa thần lạm phát trở lại bình thường, Volcker đã đưa lãi suất chính sách lên 15% và sẵn sàng chấp nhận suy thoái là thiệt hại.
Tỷ giá USD/JPY cũng tăng trở lại dù trước đó có báo cáo rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang kiểm tra tỷ giá hối đoái với các ngân hàng. Các chuyên gia tại ING cho rằng các nhà chức trách Nhật Bản đã không thực hiện được bất kỳ biện pháp cụ thể nào và với việc BOJ không có khả năng tăng lãi suất trong năm nay cùng dữ liệu công bố hôm thứ 4 cho thấy thâm hụt thương mại kỷ lục của Nhật Bản trong tháng 8 thì việc bán đồng yen khả năng còn tiếp tục.
Đồng euro vẫn xuống giá thêm so với USD bất chấp việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng 75 điểm cơ bản trong tuần trước. Khu vực chung đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng không có dấu hiệu lắng dịu. Hôm thứ 4 vừa qua một số lãnh đạo đã đề xuất việc đánh thuế vào các công ty năng lượng để bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc giá năng lượng tăng cao đang khó có thể giải quyết được nguồn cung ngay lập tức.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC