Theo đại diện IEA, lý do điều chỉnh dự báo là sự suy giảm nhu cầu dầu mỏ trong quý II/2020 thực tế ddã thấp hơn so với dự báo đưa ra trước đó đến từ việc nhiều nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa, qua đó ảnh hưởng tích cực tới các hoạt động tiêu thụ nhiên liệu.
Tuy nhiên, IEA vẫn đưa ra cảnh báo về mối đe dọa do đại dịch Covid-19 gây ra và chưa được kiểm soát khi số ca nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng tại nhiều nước.Triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới gần như chắc chắn còn xấu và kéo dài sang cả sang năm 2021.
Trong khi đó, Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ Thế giới (OPEC) trong báo cáo mới đây cho biets, tháng 6 vừa qua, tổng sản lượng khai thác dầu thô đã rơi xuống ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 5/1991.
Cụ thể, trong tháng 6, OPEC đã cắt giảm sản lượng 22,69 triệu thùng dầu/ngày. Trong đó, Saudi Arabia là nước triệt để tuân thủ các cam kết cắt giảm sản lượng, duy trì mức khai thác chỉ 7,53 triệu thùng dầu/ngày.
Saudi Arabia cũng cam kết cắt giảm tự nguyện bổ sung theo thoả thuận bắt đầu có hiệu lực trong tháng 7/2020.
Trong OPEC+, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất thực hiện đúng lời hứa cắt giảm theo thỏa thuận, nhưng lại không đạt tiêu chí về cắt giảm tự nguyện như "đầu tàu" Saudi Arabia.
Các nước còn lại trong OPEC+ là Angola, Iraq và Nigeria là những nước chưa thực hiện cam kết cắt giảm. Angola tuân thủ được 83% sản lượng cắt giảm, Nigeria tuân thủ được 77% sản lượng cắt giảm và Iraq tuân thủ được 70% sản lượng cắt giảm.
Venezuela dù không thuộc diện bắt buộc cắt giảm sản lượng trong thỏa thuận OPEC+ nhưng lại "tự nguyện" cắt giảm khi sản lượng khai thác chỉ đạt 340.000 thùng dầu/ngày.

Nguồn: VITIC tổng hợp