Dầu thô Brent tăng 11 cent, tương đương 0,1%, lên 82,56 USD/thùng. Dầu thô Mỹ tăng 14 cent, tương đương 0,2%, lên 77,91 USD/thùng/
Cả hai loại dầu đều giảm trong 4 tuần liên tiếp và các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước cuộc họp OPEC+ dự kiến diễn ra vào Chủ nhật, khi nhóm sản xuất có thể thảo luận về việc cắt giảm nguồn cung sâu hơn do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Vào thứ hai (20/11), cả hai loại dầu đều tăng khoảng 2% sau khi ba nguồn tin của OPEC+ nói với Reuters rằng nhóm, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh, sẽ xem xét cắt giảm nguồn cung dầu bổ sung khi nhóm họp vào ngày 26 tháng 11.
Các nhà phân tích đã dự đoán rằng OPEC+ có thể sẽ gia hạn hoặc thậm chí cắt giảm sâu hơn nguồn cung dầu vào năm tới.
Người đứng đầu bộ phận công nghiệp và thị trường dầu mỏ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Ba, ngay cả khi các quốc gia OPEC+ gia hạn cắt giảm sang năm tới, thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ chứng kiến nguồn cung dư thừa nhẹ vào năm 2024.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ hôm thứ Ba, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng gần 9,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/11.
Tồn kho xăng giảm khoảng 1,79 triệu thùng, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất giảm khoảng 3,5 triệu thùng.
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2023 tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,6 triệu thùng/ngày.
Saudi Arabia, Nga và các thành viên khác của OPEC+ đã cam kết cắt giảm tổng cộng 5,16 triệu thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu hàng ngày trên toàn cầu trong một loạt động thái bắt đầu từ cuối năm 2022 cho đến nay.
Tại cuộc họp chính sách gần nhất hồi tháng 6/2023, OPEC+ đã nhất trí hạn chế nguồn cung đến năm 2024. Sang tháng 7/2023, Saudi Arabia cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày và đã kéo dài từ đó đến cuối năm 2023.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 10/2023 tăng 80 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 27,90 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Angola, Iran và Nigeria, trong khi sản lượng giảm tại Saudi Arabia, Libya và Kuwait.
Nguồn cung dầu:
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC (gồm NGL của OPEC) tháng 10/2023 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt 73,7 triệu thùng/ngày, tăng 1,5 triệu thùng/ngày so với cùng tháng năm trước.
Mỹ: Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 8,7 triệu thùng trong tuần kết thúc 20/11, cao hơn nhiều so với mức tăng 1,16 triệu mà các nhà phân tích dự kiến.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes (BKR.O) cho biết số giàn khoan dầu của Mỹ không thay đổi ở mức 500 giàn trong tuần tính đến ngày 22/11.
Sản lượng dầu mỏ của Mỹ năm 2023 dự báo tăng 1,2 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt mức trung bình 20,5 triệu thùng/ngày, tăng 50 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước. Sản lượng dầu thô dự báo tăng 0,7 triệu thùng/ngày, đạt 8,6 triệu thùng/ngày.
Mexico: Sản lượng dầu thô của Mexico giảm 10 nghìn thùng/ngày trong tháng 9/2023, đạt mức trung bình 1,7 triệu thùng/ngày.
Sở hữu trữ lượng dầu thô lên tới 9,7 tỷ thùng, Mexico hiện đang đứng thứ 17 thế giới về trữ lượng và thứ 11 về năng lực khai thác dầu thô với công suất thiết kế lên tới 2,4 triệu thùng/ngày.
Bắt đầu từ năm 2024, Mexico dự kiến giảm 70% lượng dầu thô xuất khẩu, từ đó chuyển lượng dầu này cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm tiến tới việc tự chủ nguồn cung xăng dầu thành phẩm vào cuối năm 2024.
Thông báo của Bộ Năng lượng Mexico cho biết theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 1/2024, Mexico sẽ giảm lượng dầu khô xuất khẩu từ con số hiện tại là 1 triệu thùng/ngày xuống còn 300.000 thùng/ngày. Toàn bộ lượng dầu thô khoảng 700.000 thùng/ngày dừng xuất khẩu sẽ được chuyển đến các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm tiến tới việc tự chủ nguồn cung xăng dầu vào cuối năm 2024. Hiện tại, Mexico cũng đang tăng tốc cải tạo các nhà máy lọc dầu hiện có, đồng thời hoàn thiện các nhà máy mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh hiện đang xuất khẩu một lượng lớn dầu thô trong khi vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để tiêu thụ nội địa.
Mexico cũng đã đầu tư một khoản ngân sách khổng lồ vào việc cải tạo 6 nhà máy lọc dầu, mua lại liên doanh lọc dầu Deer Park từ đối tác Mỹ và xây mới tổ hợp lọc dầu Dos Bocas. Sau khi toàn bộ chuỗi nhà máy này đi vào hoạt động, Mexico có thể đáp ứng tới 95% nhu cầu xăng dầu trong nước vào năm 2024.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 9/2023 tăng 85 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,8 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,5 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và 1,2 triệu thùng/ngày khí NGL).
Ngày 21/9, Chính phủ Nga áp đặt lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel để ổn định thị trường nội địa, với một số trường hợp ngoại lệ.
Ngày 6/10, Nga đã dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu diesel qua đường ống tới cảng biển đối với các nhà sản xuất cung cấp ít nhất 50% lượng dầu diesel sản xuất ra thị trường nội địa. Sau đó, ngày 17/11, chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng.
Ngày 22/11, Bộ Năng lượng Nga cho biết chính phủ nước này đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel do thị trường nội địa đã bão hòa.
Thông báo của Bộ Năng lượng Nga nêu rõ Chính phủ Liên bang Nga quyết định dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu diesel, được đưa ra vào ngày 21/9 như một phần trong loạt biện pháp nhằm ổn định giá cả trên thị trường nhiên liệu cho động cơ đốt trong trong nước.
Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Boris Kopeikin đánh giá các biện pháp cấm tạm thời xuất khẩu nhiên liệu đã được thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo nguồn cung trên thị trường nội địa và ổn định giá cả. Hiện thị trường đang dần đi đến trạng thái cân bằng, giá bán buôn và bán lẻ đã ổn định.
Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết kể từ khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, giá bán buôn xăng ôtô trên sàn giao dịch đã giảm đáng kể và dự trữ xăng ôtô đạt gần 2 triệu tấn.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo giảm 0,4 triệu thùng/ngày xuống mức 10,6 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 80 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo giảm 0,4 triệu thùng/ngày xuống mức 10,6 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 80 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 9/2023 giảm 0,2 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt mức 1,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của NaUy trong tháng 9/2023 giảm 145 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ giảm 5 nghìn thùng/ngày, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 0,1 triệu thùng/ngày, đạt 2,0 triệu thùng/ngày, với việc triển khai giai đoạn 2 của mỏ dầu lớn Johan Sverdrup sẽ là nguồn tăng sản lượng chính.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 9/2023 tăng 210 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,7 triệu thùng/ngày, chủ yếu do tăng trưởng tại bốn giàn khoan ngoài khơi và ít thời gian bảo trì hơn.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 9/2023 giảm 53 nghìn thùng/ngày, đạt 4,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2023, nguồn cung nhiên liệu lỏng bao gồm cả nhiên liệu sinh học dự báo tăng 0,4 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 4,1 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 25 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 9/2023 giảm nhẹ 8 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,5 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 9/2023 giảm 8 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,1 triệu thùng/ngày. Trung Quốc đặt ra kế hoạch 5 năm (2021-2025) duy trì sản lượng dầu mỏ trên 4 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 dự báo sản lượng dầu mỏ ở mức trung bình 4,6 triệu thùng/ngày, tăng 80 nghìn thùng/ngày so với năm 2022.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu - bao gồm dầu diesel, xăng, dầu hỏa và nhiên liệu hàng hải - tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước ở mức 53,09 triệu tấn, do các nhà máy lọc dầu nhà nước tăng cường chế biến dầu thô để kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lãi.
Doanh số bán nhiên liệu ở nước ngoài từ nhà máy lọc dầu hàng đầu nhà nước Sinopec đã tăng gần 30% so với cùng kỳ trong 3 quý đầu năm 2023.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 9/2023 giảm 61 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng giảm chủ yếu do bảo trì theo kế tại các mỏ cát dầu.
Sản lượng dầu thô truyền thống trong tháng 9/2023 đạt 1,2 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ 10 nghìn thùng/ngày so với tháng trước.
Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,6 triệu thùng/ngày, giảm 25 nghìn thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2023 dự kiến đạt 67,5 triệu thùng/ngày, tăng 1,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2023 là Mỹ, Brazil, Nauy và Trung Quốc trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Nga.
 

Nguồn: VITIC/Reuter