Dầu thô Brent tăng 94 cent, tương đương 0,9%, lên 105,33 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 92 cent, tương đương 0,9%, ở mức 100,19 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều giảm khi thị trường mở cửa vào thứ Hai, nhưng tăng trở lại do thị trường lo ngại về nguồn cung khan hiếm. Xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga đã bị ảnh hưởng.
Ước tính nguồn cung dầu của Nga bị mất từ 1 triệu đến 3 triệu thùng/ngày (bpd), tiếp tục thắt chặt các thị trường toàn cầu vốn đang vật lộn với lượng tồn kho thấp.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết: “Các kho dự trữ đang ở mức thấp lịch sử và thâm hụt được điều chỉnh theo mùa vẫn còn lớn và ngày càng trở nên tồi tệ hơn”, đồng thời cho biết thêm rằng mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay dự kiến sẽ tăng mạnh vào mùa hè này với sự trở lại của các chuyến du lịch quốc tế.
Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu năm 2023 lên 115 USD/thùng từ 110 USD/thùng do nguồn cung nhiên liệu thắt chặt và nhu cầu ổn định.
Giá dầu đã giảm khoảng 13% vào tuần trước sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo rằng có tới 1 triệu thùng dầu sẽ được bán từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Mỹ (SPR) trong sáu tháng bắt đầu từ tháng Năm. Ông Biden cho biết việc phát hành, lần thứ ba trong vòng sáu tháng, sẽ đóng vai trò là cầu nối cho đến khi các nhà sản xuất trong nước có thể thúc đẩy sản lượng và cân bằng cung cầu.
Tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, những lo ngại về nhu cầu vẫn tồn tại sau khi thành phố đông dân nhất của họ, Tại Thượng Hải đã áp dụng các biện pháp hạn chế do COVID-19.
Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc dự kiến lưu lượng giao thông đường bộ sẽ giảm 20% và số chuyến bay giảm 55% trong kỳ nghỉ lễ Thanh minh kéo dài ba ngày bắt đầu vào Chủ nhật sau khi bùng phát các trường hợp COVID-19 ở nước này.
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ lên mức cao kỷ lục
Xuất khẩu LNG của Mỹ trong tháng 3 đạt khoảng 7,43 triệu tấn, cao hơn so với mức 6,4 tấn trong tháng 2 và vượt qua mức kỷ lục trước đó là 7,25 tấn trong tháng 1/2022. Refinitiv cho biết xuất khẩu LNG của Mỹ trong tháng 3 đạt khoảng 7,43 triệu tấn, cao hơn so với mức 6,4 tấn trong tháng 2 và vượt qua mức kỷ lục trước đó là 7,25 tấn trong tháng 1.
Nhu cầu mua LNG của Mỹ ngày càng tăng khi các nước châu Âu cố gắng cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga đồng thời tìm cách củng cố lượng tồn kho thấp.
Châu Âu là khu vực nhập khẩu LNG hàng đầu của Mỹ tháng thứ tư liên tiếp, chiếm khoảng 65% lượng xuất khẩu của Mỹ, trong khi châu Á chiếm khoảng 12% và Mỹ Latinh chiếm 3%.
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đã tăng cao hơn kể từ tháng Mười Một, song châu Âu vẫn cần nhiều nhập khẩu nhiều hơn nữa khi lượng tồn kho khí đốt của khối này chỉ còn khoảng 25%, thấp hơn mức trung bình 5 năm là khoảng 34% cho thời điểm này trong năm.
 

Nguồn: VITIC/Reuter