Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng, tổ chức này cho biết nguồn cung toàn cầu tăng 800.000 thùng/ngày trong tháng 10 thành 97,8 triệu thùng/ngày, dẫn đầu bởi sản lượng kỷ lục của OPEC và sản lượng ngày càng tăng từ các thành viên ngoài OPEC như Nga, Brazil, Canada và Kazakhstan.
IEA giữ dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2016 ở mức 1,2 triệu thùng/ngày và dự kiến tiêu thụ tăng cùng tốc độ trong năm tới, dần chậm lại từ tốc độ cao nhất 5 năm tại 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2015.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC nhóm họp vào cuối tháng 11 để bàn luận việc cắt giảm sản lượng trong phạm vi từ 32,5 tới 33 triệu thùng/ngày đã đề xuất, nhưng bất hòa giữa các thành viên về việc miễn trừ và mức sản lượng đã làm tăng nghi ngờ về khả năng OPEC phân phối việc cắt giảm có ý hợp.
IEA cho biết dù kết quả thế nào, cuộc họp ở Vienna sẽ có tác động lớn cuối cùng là tái cân bằng của thị trường dầu mỏ.
Nếu không có nhất trí nào đạt được và có một số thành viên riêng rẽ tiếp tục tăng sản lượng của họ thì thị trường sẽ vẫn dư thừa suốt năm nay, với ít triển vọng giá dầu tăng cao đáng kể. Thật vậy nếu dư thừa nguồn cung kéo dài trong năm 2017 có một số rủi ro giá giảm trở lại.
Giá dầu đã tăng lên khoảng 46 USD/thùng từ mức thấp gần 13 năm trong tháng 1 khoảng 27 USD/thùng, nhưng vẫn dưới 60% kể từ mức giữa năm 2014, khi mức độ dư thừa trở nên rõ ràng.
IEA cho biết họ dự kiến sản lượng bên ngoài OPEC tăng với tốc độ 500.000 thùng/ngày vào năm tới so với sự sụt giảm 900.000 thùng/ngày trong năm nay, nghĩa là năm 2017 có thể thấy tồn kho tăng một lần nữa nếu OPEC không cắt giảm sản lượng.
Nguồn cung vượt nhu cầu khoảng 2 triệu thùng/ngày hồi đầu năm nay và điều này đã biến mất trong quý 3/2016.
Tuy nhiên OPEC đang hút dầu ở tốc độ kỷ lục 33,83 triệu thùng/ngày trong tháng trước, cùng với việc tăng sản lượng từ các đối thủ bên ngoài OPEC như Nga, Canada và thậm chí Biển Bắc đã đe dọa đảo ngược sự tái cân bằng này.
IEA cho biết điều này nghĩa là năm 2017 có thể là một năm khác tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ tương tự như đã thấy trong năm 2016.
Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và nhu cầu khiêm tốn hơn tại các nước tiêu thụ nóng trước đây như Ấn Độ và Trung Quốc nghĩa là nhu cầu dầu tổng thể sẽ không phục hồi trong năm tới.
Có ít bằng chứng hiện nay cho thấy rằng hoạt động kinh tế đủ mạnh để đưa tăng trưởng nhu cầu dầu cao hơn và bất cứ kích thích kinh tế nào có thể đã đưa ra vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 khi giá dầu giảm xuống dưới 30 USD/thùng là trong quá khứ.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet