Thỏa thuận này đánh dấu một bước ngoặt mới trong ngoại giao dầu mỏ toàn cầu, kể từ khi thỏa thuận hạn chế sản lượng giữa OPEC và Nga thất bại trong đầu tháng này đã khơi mào cho cuộc chiến giá giữa Nga và Saudi Arabia.
Đại dịch virus corona cũng khiến giá dầu sụt giảm nhanh trong lịch sử đe dọa các nhà khoan dầu chi phí cao tại Mỹ và trên khắp thế giới phá sản.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết 2 nhà lãnh đạo đã đồng ý về tầm quan trọng của sự ổn định trong thị trường năng lượng toàn cầu. Phát ngôn viên Bộ Năng lượng Shaylyn Hynes cho biết Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette sẽ đàm phán với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak về cách thức các nhà sản xuất lớn nhất thế giới có thể giải quyết sự biến động trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Điện Kremlin không nói chính xác những gì các Bộ trưởng sẽ bàn luận, nhưng Moscow trước đó đã báo hiệu họ muốn thấy nhiều quốc gia hơn tham gia nỗ lực cân bằng thị trường dầu toàn cầu.
Mỹ đã tăng trưởng trong nhiều năm gần đây để trở thành nhà sản xuất dầu và khí lớn nhất thế giới nhờ sự bùng nổ của sản xuất dầu đá phiến. Nhưng giá dầu gần đây thấp dưới chi phí sản xuất của nhiều nhà khoan dầu Mỹ. Điều đó đe dọa ngành dầu đá phiến của Mỹ
Ông Trump trả lời trong một cuộc phỏng vấn “chúng tôi không muốn một ngành công nghiệp bị xóa sổ”.
Các nhà phân tích Goldman Sachs cho biết nhu cầu dầu từ hành khách và hãng hàng không, chiếm khoảng 16 triệu thùng/ngày trong tiêu thụ toàn cầu, có thể không trở lại mức trước đó.
Giá dầu giảm trong ngày 30/3/2020, với dầu thô WTI kỳ hạn giảm dưới 20 USD và dầu Brent giảm xuống thấp nhất 18 năm.
Chính quyền của Trump cũng đang tìm cách thuyết phục nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu thô, và sẽ sớm cử một đặc phái viên năng lượng đặc biệt tới vương quốc này.
Ngoài dầu và đại dịch, Trump cho biết ông và Putin nói về thương mại và các lệnh trừng phạt của Mỹ đã áp đặt với Nga.
Sau khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt với 2 đơn vị của công ty sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft tại Venezuela, công ty này cho biết họ đã bán tài sản cho một công ty dấu tên thuộc chính phủ Nga.
Việc thay đổi quyền sở hữu này có nghĩa là bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ trong tương lai đối với các hoạt động khai thác dầu do Nga kiểm soát ở Venezuela sẽ nhắm trực tiếp vào chính phủ Nga. Chính quyền Trump đã cáo buộc Rosneft cung cấp khả năng tài chính cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Washington công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời hợp pháp của đất nước.
Cuối năm ngoái, Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với đường ống khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 của Nga, tạm dừng công việc trong dự án này nhiều tuần trước khi dự kiến hoàn thành. Nga nói rằng đường ống cuối cùng sẽ được hoàn thành. Nhưng sự chậm trễ có thể cho phép cạnh tranh gia tăng đối với các thị trường khí đốt ở Châu Âu, nơi Mỹ đang mong muốn xuất khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng hơn.
 

Nguồn: VITIC/Reuters