Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bihan Zanganeh người đã nhiều lần đụng độ với Saudi Arabia trong các cuộc họp trước cho biết “OPEC đã thực hiện một quyết định mong đợi ngày hôm nay. Sau hai năm rưỡi, OPEC đã đạt được sự đồng thuận kiểm soát thị trường”.
Ông và các bộ trưởng khác cho biết OPEC sẽ giảm sản lượng xuống trong khoảng 32,5 tới 33 triệu thùng/ngày. OPEC ước tính sản lượng hiện nay của họ là 33,24 triệu thùng/ngày.
Zanganeh cho biết “chúng tôi đã quyết định giảm sản lượng khoảng 700.000 thùng/ngày”. Một động thái sẽ tái thiết lập hiệu quả sản lượng trần của OPEC đã bị bỏ một năm trước.
Tuy nhiên, mỗi nước sẽ sản xuất bao nhiêu sẽ được quyết định tại cuộc họp tới của OPEC vào tháng 11, khi lời mời tham dự cắt giảm sản lượng có thể mở rộng tới các nước ngoài OPEC như Nga.
Giá dầu đã tăng vọt hơn 5% giao dịch trên 48 USD/thùng. Nhiều thương nhân cho biết họ đã rất ấn tượng OPEC đã điều hành để đạt được một thỏa hiệp sau nhiều năm tranh cãi nhưng những người khác cho biết họ muốn thấy chi tiết kết quả.
Phil Flynn, nhà phân tích năng lượng cao cấp tại Price Futures Group cho biết “đây là thỏa thuận đầu tiên của OPEC trong 8 năm. Hành động chung đã chứng minh rằng nó vẫn quan trọng ngay cả trong thời đại dầu đá phiến. Điều này kết thúc cuộc chiến sản lượng và OPEC tuyên bố chiến thắng”.
Hôm 27/9 Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih cho biết Iran, Nigeria và Libya sẽ được cho phép sản xuất ở những mức tối mà có ý nghĩa như một phần của bất kỳ sự hạn chế sản lượng.
Điều đó đại diện cho sự thay đổi chiến lược của Riyadh, mà cho biết họ sẽ giảm sản lượng để giảm dư cung toàn cầu chỉ nếu mọi thành viên khác của OPEC và nhà sản xuất ngoài OPEC đồng ý. Iran đã lập luận họ nên được miễn trừ khỏi việc hạn chế do sản lượng của họ phục hồi sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU đầu năm nay.
Các nền kinh tế Saudi Arabia và Iran phụ thuộc mạnh vào dầu mỏ nhưng trong môi trường sau trừng phạt, Iran đang chịu ít áp lực từ việc giá dầu giảm hơn một nửa kể từ năm 2014 và kinh tế của họ có thể tăng gần 4% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Mặt khác Riyadha đối mặt với năm thứ hai thâm hụt ngân sách sau khi thâm hụt kỷ lục 98 tỷ USD năm ngoái, một nền kinh tế trì trệ và đang bị đối mặt với việc cắt giảm lương của công chức chính phủ.
Saudi Arabia cho đến nay là nhà sản xuất lớn nhất OPEC với sản lượng hơn 10,7 triệu thùng/ngày, ngang với Nga và Mỹ. Cùng với ba nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu chiếm khoảng 1/3 sản lượng toàn cầu.
Sản lượng của Iran đã ở mức 3,6 triệu thùng/ngày trong ba tháng qua, gần với mức trước trừng phạt mặc dù Tehran cho biết họ muốn tăng sản lượng lên hơn 4 triệu thùng/ngày khi việc đầu tư nước ngoài tại các mỏ dầu đóng góp.
Doanh thu từ dầu mỏ của Saudi Arabia đã giảm một nửa trong hai năm qua, buộc Riyadh thanh lý hàng ty đô la tài sản nước ngoài mỗi tháng để thanh toán và cắt giảm trợ cấp cho nhiên liệu và các đơn vị công ích trong nước năm ngoái.
Tuy nhiên, với tình trạng thất nghiệp ở mức hai con số, Tehran cũng đang đối mặt với lời kêu gọi tối đa doanh thu dầu mỏ và Tổng thống Hassan Rouhani chịu áp lực từ các đối thủ bảo thủ để cung cấp một sự phục hồi kinh tế nhanh lên.
Giá dầu ở dưới mức ngân sách yếu cầu của hầu hết các quốc gia OPEC. Nhưng những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận sản lượng cũng bị phức tạp bởi sự cạnh tranh chính trị giữa Iran và Saudi Arabia.
Các nguồn tin OPEC cho biết Saudi Arabia đã đề nghị giảm sản lượng của họ từ mức đỉnh 10,7 triệu thùng/ngày xuống 10,2 triệu thùng nếu Iran đồng ý đóng băng sản lượng ở những mức quanh 3,6 – 3,7 triệu thùng/ngày.
Riyadh đã nâng sản lượng trong vài năm qua để cạnh tranh thị phần trong khi sản lượng của Iran bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt. Bộ trưởng Zanganeh cho biết Iran muốn hạn chế sản lượng gần mức 4 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Saudi Arabia giảm trong mùa đông khi họ cần ít nhiên liệu hơn trong mùa hè.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet