Nhưng giá dầu giảm một lần nữa khi mở cửa phiên giao dịch Châu Á do cuối tuần qua các nhà sản xuất lớn Saudi Arabia, Nga và Mỹ không tiến gần hơn để giải quyết tình trạng dư cung đang gia tăng.
Cuộc chiến giá kéo dài một tháng giữa Saudi Arabia và Nga trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã khiến giá dầu thô giảm xuống 34 USD/thùng từ 65 USD/thùng. Các thành viên của OPEC, dẫn đầu là Saudi Arabia, đã tăng cường nỗ lực để giải quyết tranh chấp trong những ngày gần đây, nhưng họ đã kêu gọi những nhà sản xuất lớn khác gồm cả Mỹ tham gia.
Tổ chức OPEC dự kiến nhóm họp trong thứ năm (ngày 9/4/2020) (hoãn từ ngày 6/4) để bàn về việc cắt giảm sản lượng để giảm bớt dư cung do nhu cầu nhiên liệu dự kiến giảm khoảng 1/3 bởi đại dịch virus corona.
Giá dầu đã chạm mức thấp nhất 18 năm vào ngày 30/3/2020, nhưng kể từ đó đã phục hồi phần nào. Trong ngày thứ sáu (ngày 3/4) dầu thô Brent đóng cửa tại 34,11 USD/thùng, trong đầu phiên giao dịch Châu Á hôm nay (ngày 6/4) giá dầu giảm xuống 32 USD/thùng.
Các nhà sản xuất lớn từ thành viên của OPEC tới Nga, Mỹ và Canada tất cả đều bày tỏ hy vọng thỏa tuận cắt giảm sản lượng sẽ diễn ra. Tuy nhiên, cuối tuần qua Nga và Saudi Arabia đã liên tục công kích nhau về sự sụp đổ của thỏa thuận OPEC trước đó.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra khả năng một thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Nga cắt giảm sản lượng khoảng 10 tới 15 triệu thùng/ngày, nhưng điều đó có thể cần sự hợp tác của các quốc gia ngoài OPEC, nơi chính phủ quốc gia này không kiểm soát sản lượng của công ty tư nhân.
Trong hai ngày liên tiếp, ông Trump đã đe dọa áp thuế với nhập khẩu dầu thô trong một nỗ lực buộc Saudi Arabia, Nga và các nhà sản xuất lớn khác đồng ý giảm sản lượng. Ông cho biết ông sẽ áp thuế rất lớn nếu giá dầu vẫn giữ nguyên, nhưng nói thêm rằng ông không nghĩ mình cần phải làm như vậy.
Bộ trưởng dầu mỏ Iraq cho biết một thỏa thuận mới cần hỗ trợ từ các nhà sản xuất quan trọng bên ngoài các đồng minh OPEC+ như Mỹ, Canada và Na Uy. Nhà Trắng sẽ không cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất giảm sản lượng.
Công ty dầu nhà nước Saudi Aramco thường công bố giá bán chính thức (OSP) vào ngày mùng 5 mỗi tháng, thiết lập xu hướng cho giá dầu của Iran, Kuwait và Iraq.
Cuộc họp của OPEC+ ban đầu dự định vào ngày 6/4/2020, nhưng đã bị rời sang ngày 9/4 để cho phép thêm nhiều nhà sản xuất tham gia, gồm OPEC+ và các nhà sản xuất khác.
Một nguồn tin của Saudi Arabia cho biết “đây là cách thức chưa từng có, Aramco chưa từng thực hiện trước đây. OSP tháng 5 sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc họp của OPEC+. Chúng tôi đang làm những thứ có thể để cuộc họp thành công, gồm cả việc thực hiện các bước khác thường trì hoãn OSP”.
Nguồn tin này cho biết Riyadh muốn tránh lặp lại kết quả của cuộc họp tháng 3/2020, khi các cuộc đàm phán dầu mỏ sụp đổ do Nga từ chối cắt giảm sản lượng.
Việc vương quốc này cắt giảm giá mạnh trong đầu tháng 3/2020 đã gây sốc cho ngành dầu mỏ, khởi đầu một vòng xoáy đi xuống trong thị trường dầu mỏ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ lỗi giá dầu lao dốc cho Saudi Arabia khiến Riyadh phản ứng mạnh mẽ tranh cãi về tuyên bố của Putin. Trong ngày chủ nhật (5/4), phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga muốn các cuộc đàm phán mang tính xây dựng về tình hình trên thị trường dầu mỏ và không thấy sự thay thế nào cho đối thoại.
Ông Peskov nói “Nga không ủng hộ chấm dứt thỏa thuận OPEC+. Tổng thống Putin và Nga cam kết một tiến trình đàm phán mang tính xây dựng, không có giải pháp thay thế để ổn định thị trường năng lượng quốc tế”.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ hết hạn vào ngày 31/3/2020, đã hỗ trợ giá dầu thô kể từ khi bắt đầu vào tháng 1/2017.
Ông Trump không cam kết thực hiện bước thuyết phục các công ty của Mỹ cắt giảm sản lượng. Ý tưởng hạn chế sản lượng của Washington từ lâu đã được coi là không thể, nhất là vì luật chống độc quyền của Mỹ.