Giá dầu thô Brent giao tháng 4 hết hạn vào thứ 6 giảm 75 US cent trong phiên ngày 26/2, tương đương 1,2% xuống 66,13 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) xuống 61,50 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, giá dầu Brent đã tăng 4,8% và dầu thô Mỹ (WTI) tăng 3,8%.
Đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu được định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với những người mua dầu thô bằng các loại tiền tệ khác.
Giá dầu thô của Mỹ cũng phải đối mặt với áp lực từ nhu cầu của các nhà máy lọc dầu chậm hơn sau khi một số cơ sở ở Bờ Vịnh bị đóng cửa trong cơn bão mùa đông tuần trước.
Ngoài ra, báo cáo của Mỹ trong tuần này cho thấy sự gia tăng đáng ngạc nhiên về dự trữ dầu.
Bất chấp việc giảm giá vào thứ sáu, cả Brent và WTI đều đang trên đà tăng khoảng 20% trong tháng này, khi các thị trường phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung ở Mỹ, trong khi nhu cầu đã được cải thiện với việc triển khai vắc xin.
Các nhà đầu tư đang đặt cược rằng cuộc họp vào tuần tới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, cùng được gọi là OPEC+, sẽ dẫn đến nguồn cung trở lại thị trường, do giá cả tăng vọt gần đây và kỳ vọng rằng nhu cầu sẽ cải thiện.
Các nhà phân tích của J.P. Morgan cho biết trong một lưu ý trong tuần này, có khoảng 4 triệu thùng/ngày vẫn ngừng hoạt động và có thể mất đến ngày 5/3 để tất cả hoạt động trở lại.
Các nhà phân tích cho biết, mối quan tâm lớn hơn đối với những người tham gia thị trường dầu thô của Mỹ là sự phục hồi của nhu cầu nhà máy lọc dầu.
Một số nhà phân tích cho biết, bất chấp việc các yếu tố cơ bản được thắt chặt, lực cầu của thị trường không có khả năng đảm bảo mức giá dầu hiện tại.
Giá khí tự nhiên Châu Á giảm do nhu cầu thấp
Khí tự nhiên hóa lỏng(LNG) Châu Á trong tuần này giảm do nhu cầu sưởi ấm trong khu vực thấp và kỳ vọng xuất khẩu của Mỹ sẽ bình thường sau cơn bão Texas.
Giá trung bình giao tháng 4 trên thị trường Đông Bắc Á vào khoảng 5,60 USD/mmBTU, giảm khoảng 80 Ú cent so với tuần trước.
Nhiệt độ ở Tokyo, Thượng Hải và Seoul dự kiến sẽ cao hơn mức trung bình trong hai tuần tới, làm giảm nhu cầu sưởi ấm.
Nhà xuất khẩu LNG lớn nhất của Mỹ, Cheniere Energy Inc LNG.A, cho biết Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ lớn nhất thế giới và sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu.
Royal Dutch Shell RDSa.L cho biết nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2040, dẫn đầu là Châu Á trong triển vọng thị trường LNG hàng năm.