Trung Quốc - quốc gia có lượng thải khí nhà kính lớn nhất thế giới - cho biết lượng khí thải carbon của họ sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, và sẽ đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060.
“Chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc điều chỉnh cơ cấu năng lượng, đồng thời thúc đẩy an ninh nguồn cung năng lượng cũng như chuyển hóa carbon thấp”. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cho biết trong một tuyên bố hôm 22/03.
Theo đó, Trung Quốc sẽ giữ sản lượng dầu thô hàng năm ở mức 200 triệu tấn, tương đương 4 triệu thùng/ngày và nâng sản lượng khí đốt tự nhiên hàng năm từ mức 205 mét khối vào năm 2021 lên hơn 230 mét khối trong năm 2025.
Quốc gia này cho biết họ sẽ "tích cực mở rộng" nghiên cứu và phát triển các nguồn tài nguyên như dầu đá phiến và khí đá phiến. Đồng thời, họ sẽ tìm cách thiết lập các cơ sở sản xuất khí mê-tan từ than đá ở các khu vực Nội Mông, Tân Cương và Sơn Tây.
NDRC cho biết, Trung Quốc cũng có kế hoạch nâng công suất lưu trữ khí đốt lên 55-60 mét khối lượng, tương đương 13% tổng lượng tiêu thụ hàng năm vào năm 2025 và hoàn thành phần mở rộng về phía nam đối với đường ống dẫn khí đốt Trung-Nga.
Họ cho biết Bắc Kinh sẽ khuyến khích phát triển ethanol, dầu diesel sinh học và nhiên liệu máy bay sinh học, miễn là nó không ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Nước này đã tạm dừng kế hoạch đưa tỷ lệ ethanol pha trộn trong xăng lên mức 10% từ năm 2020 do nguồn cung ngô giảm mạnh và công suất sản xuất nhiên liệu sinh học bị hạn chế.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng mức tiêu thụ nhiên liệu phi hóa thạch từ mức 16% trong năm 2020 lên 20% tổng tiêu thụ năng lượng vào năm 2025, đồng thời kiểm soát mức độ tiêu thụ than trong ngành công nghiệp nặng bao gồm thép, hóa chất và xi măng.
Họ cho biết khoảng 30 GW công suất nhiệt điện sẽ bị loại bỏ dần trong giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, đất nước này đặt mục tiêu nâng công suất thủy điện lên 380 GW và công suất điện hạt nhân lên 70 GW vào năm 2025.
Quốc gia này có kế hoạch lắp đặt thủy điện bơm có công suất ít nhất là 62 GW - một hệ thống liên quan đến việc bơm nước lên hồ chứa cao hơn trong thời gian thấp điểm để tạo ra điện vào giờ cao điểm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu chuyển hơn 200 GW điện của các nhà máy nhiệt điện thành các cơ sở đáp ứng nhu cầu trong những giai đoạn cao điểm, nhằm ổn định hoạt động của lưới điện khi việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng lên.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng muốn triển khai một loạt các dự án năng lượng hydro, với mục tiêu cải thiện công nghệ của việc lưu trữ, vận chuyển, ứng dụng và pin nhiên liệu hydro
 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)