Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đang giao dịch tại 44,4 USD/thùng giảm 26 cent hay 0,6% so với đóng cửa phiên trước, với một đồng đô la mạnh đang gây áp lực lên giá.
Dầu thô Brent đã giảm 17 cent hay 0,4% xuống 45,67 USD/thùng.
Các thương gia cho biết nguồn cung dầu thô kéo dài và dư cung sản phẩm dầu mỏ đã lọc đã kéo dài hơn hai năm và đang gây áp lực lên các thị trường.
Ngân hàng ANZ cho biết “giá dầu thô giảm do tập trung trở lại vào tăng trưởng nguồn cung. IEA cho thấy giá có thể tiếp tục giảm trong bối cảnh tăng trưởng nguồn cung gần đây trừ khi các thị trường OPEC cắt giảm đáng kể.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết dư cung có thể kéo dài vào năm thứ ba là năm 2017, nếu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC không cắt giảm sản lượng, trong khi sản xuất tăng từ các nhà xuất khẩu khác có thể dẫn tới tăng trưởng nguồn cung gần đây.
Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng, tổ chức này cho biết sản lượng toàn cầu tăng 800.000 thùng/ngày trong tháng 10 thành 97,8 triệu thùng/ngày, được dẫn đầu bởi sản lượng kỷ lục của OPEC và sản lượng ngày càng tăng từ các thành viên bên ngoài OPEC như Nga, Brazil, Canada và Kazakhstan.
IEA giữ dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2016 ở mức 1,2 triệu thùng/ngày và dự kiến tiêu thụ tăng ở tốc độ như năm ngoái, dần chậm lại từ tốc độ cao nhất 5 năm tại 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2015.
Bên cạnh dư cung, một đồng đô la tăng vọt sau khi cú sốc ban đầu trong chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của Donald Trump sẽ gây áp lực lên giá.
Vì các sản phẩm dầu và dầu thô được giao dịch bằng đồng đô la, chi phí nhập khẩu tăng đối với bất kỳ nước nào sử dụng đồng nội địa của họ, khả năng làm giảm nhu cầu.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet