Trong khi bất cứ việc cắt giảm đã được OPEC đồng ý tại cuộc họp ngày 30/11 có thể có hiệu lực sớm nhất vào 1/12, các thương nhân cho biết tác động tới giá mạnh nhất sẽ là trong các hợp đồng giao vào đầu năm 2017, đặc biệt hợp đồng tháng 2, hơn là trong thị trường giao ngay.
Virendra Chauhan, nhà phân tích dầu mỏ tại công ty tư vấn giao dịch Energy Aspects, Singapore “lý do tại sao bạn sẽ không thấy bất cứ tác động nào lên giá quý 4/2016 là do tháng 11 khi quyết định này được thực hiện bạn sẽ đang giao dịch hợp đồng tháng 1 và tháng 2”. Ngay cả số liệu tháng 1 sẽ ít bị ảnh hưởng do nó hết hạn vào ngày cuộc họp diễn ra.
Số liệu thị trường cho thấy số lượng hợp đồng tháng 2 ổn định gần đây, với số lượng hợp đồng tăng 48% kể từ khi OPEC đưa ra triển vọng cắt giảm sản lượng vào 28/9.
Thị trường quyền lựa chọn cũng ghi nhận hoạt động tăng vọt với hợp đồng tháng 2.
Lần gần đây nhất OPEC cắt giảm sản lượng để hỗ trợ thị trường là năm 2008, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ảnh hưởng của việc cắt giảm đó, mà có hiệu lực vào 1/11/2008, chỉ được thấy trong sản lượng tháng 1/2009 của OPEC ở mức 28,69 triệu thùng/ngày, giảm từ 30,22 triệu thùng/ngày trong hai tháng trước đó.
Giá dầu giảm mạnh từ mức thấp khoảng 60 USD/thùng vào cuối tháng 10 sau khi ổn định quanh 45 USD/thùng trong tháng 1 trước khi phục hồi trong cả năm.
Nhưng tình hình chung trở lại sau đó rất khác nhau. OPEC đã cắt giảm nhiều hơn kế hoạch, giảm sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày, nhưng đã hành động để đáp ứng với sự sụt nhu cầu.
Hiện nay lo ngại chính là nguồn cung. Cách mạng dầu đá phiến của Mỹ đã đưa Mỹ trở lại thành một trong 3 nhà sản xuất hàng đầu, sản lượng của OPEC và sản lượng của Nga thời hậu Xô Viết đã dẫn tới sản lượng toàn cầu dư thừa lâu dài.
Hầu hết giới phân tích cho biết sản lượng toàn cầu sẽ vẫn cao ngay cả khi OPEC cắt giảm sản lượng, vì thế họ không mong đợi giá tăng mạnh sau thỏa thuận này.
Công ty Bernstein Energy trong tháng này đã cắt giảm dự báo giá dầu thô Brent năm 2017 xuống 60 USD/thùng, giảm từ 70 USD/thùng trước đó.
Công ty này cho biết “nguồn cung kỷ lục từ OPEC cho đến này, ước tính GDP toàn cầu yếu hơn và tồn kho vẫn cao gây cho chúng tôi hạ thấp và san phẳng triển vọng giá dầu”.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet