Tháng 4/2024, Bộ dự báo sản lượng nông sản giảm 1,9%. Theo kịch bản dự báo cơ bản mới: Năm 2025 sản lượng nông sản sẽ tăng 4,4%, năm 2026 tăng 1,6% và năm 2027 tăng 1,4%. Theo kịch bản dự báo giả định trước đó: Tăng trưởng 4% vào năm 2025 và tăng 1,7% trong 2 năm tiếp theo. Theo kịch bản dự báo giả định mới: Năm 2025 sản lượng nông sản tiếp tục giảm 0,8%, năm 2026 tăng 1,1% và năm 2027 tăng 1,4%.
Năm nay, do điều kiện thời tiết và nền giá cao của năm 2023, sản lượng thu hoạch ngũ cốc dự kiến sẽ giảm. Như vậy, Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự báo sản lượng thu hoạch ngũ cốc và cây họ đậu là 132 triệu tấn, rau 13,7 triệu tấn, hướng dương khoảng 16,7 triệu tấn, củ cải đường 45,5 triệu tấn. Đến năm 2027, dự báo sản lượng thu hoạch cây ngũ cốc và cây họ đậu sẽ tăng lên 148 triệu tấn, hướng dương lên 17,5 triệu tấn.
Bộ Phát triển Kinh tế dự báo, sự phát triển của ngành chăn nuôi trong trung hạn sẽ ảnh hưởng bởi hiện đại hóa công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất, phát triển dịch vụ hậu cần và thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới. Theo dự báo, năm 2027, sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ sẽ đạt 17,9 triệu tấn thịt sống, tăng 8,1% so với năm 2023. Tổng sản lượng sữa có thể tăng 7,7%, lên 36,4 triệu tấn.
Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho rằng sản xuất nông nghiệp tăng trưởng, khối lượng sản xuất và xuất khẩu tăng, cũng như khả năng thanh toán của người dân tăng lên sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất lương thực tăng thêm. Bộ dự đoán đến năm 2027, ngành thực phẩm sẽ tăng thêm 9,1% so với năm 2023. Để đạt được điều đó, cần duy trì môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ khả thi, vì thị trường nội địa đối với hầu hết các loại sản phẩm đã khá bão hòa. Vấn đề này, cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm của Nga sang thị trường nước ngoài, trong đó thị trường chính vẫn là Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc, cũng như các thị trường Trung Đông và Châu Phi. Các sản phẩm xuất khẩu chính là ngũ cốc, dầu mỏ, chất béo, cá và hải sản.