Hợp đồng dầu cọ giao tháng 3 trên sàn Bursa Malaysia giảm 53 ringgit, tương đương 1,05% xuống 4.983 ringgit (1.183,33 USD)/tấn.
Một nhà môi giới có trụ sở tại Kuala Lumpur cho biết, thị trường đang trải qua sự điều chỉnh kỹ thuật sau khi đợt phục hồi gần đây khiến nó bị mua quá mức cùng với sự suy yếu trên các thị trường hàng hóa khác cũng góp phần tác động.
Hiệp hội các nhà xay xát dầu cọ ở Nam Bán đảo (SPPOMA) ước tính sản lượng dầu cọ trong nửa đầu tháng 1/2022 sẽ giảm 45,8% so với cùng kỳ tháng trước, các thương nhân cho biết. Sản lượng dầu cọ của nước sản xuất lớn thứ hai thế giới này đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng ở một số bang trong những tuần gần đây.
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cắt giảm dự báo sản lượng dầu cọ thô năm 2021/22 của Malaysia từ 18,2 triệu tấn xuống còn 18 triệu tấn do thời tiết bất lợi từ siêu bão Rai và tình trạng thiếu hụt lao động. Ngành dầu cọ vẫn tiếp tục phải đối mặt với vấn đề lao động kéo dài từ năm 2019. Theo dự đoán, vấn đề này chưa thể giải quyết ổn thỏa cho đến quý cuối cùng của năm 2022.
Xuất khẩu được dự báo sẽ phục hồi nhẹ lên 16,3 triệu tấn, mặc dù vẫn bị hạn chế bởi nguồn cung hạn hẹp vào phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động tại Malaysia như thế nào.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 1,2%, giá dầu cọ giảm 0,9%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 1,1%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters