Tại miền Bắc
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam giá ổn định ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg; tại tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Nội 60.000 - 63.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động 60.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình giá lợn hơi ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg; các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận 60.000 - 63.000 đồng/kg; tại Đắk Lắk giá 57.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động 57.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại miền Nam
Tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg lên 56.000 đồng/kg, tại Kiên Giang tăng 1.000 đồng/kg lên mức 58.000 đồng/kg. Ngược lại, tại TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh giá giảm mạnh 4.000 đồng/kg xuống 58.000 đồng/kg; tại Tiền Giang giảm 3.000 đồng/kg xuống 55.000 đồng/kg; tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre giảm 2.000 đồng/kg xuống lần lượt 54.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg; tại thủ phủ chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, Cần Thơ giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 53.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg; các địa phương như Bình Phước, Bình Dương, Long An giá ổn định ở mức 61.000 - 62.000 đồng/kg; tại Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng giá thấp 55.000 - 58.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi tại miền Nam dao động 53.000 - 62.000 đồng/kg.
Thông tin tuwg tienphong.vn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), sáu tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 70.000 tấn thịt lợn đông lạnh và phụ phẩm của động vật trị giá 727 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái; các thị trường nhập khẩu thịt chủ yếu là Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan và Ba Lan. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất, sau 5 tháng đầu năm nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ thị trường này đạt 45,7 nghìn tấn với trị giá 97,4 triệu USD, tăng 437,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Ở chiều ngược lại, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 196 triệu USD (tăng 9,2%). Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa ước đạt 60 triệu USD (tăng 35%) thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 54,6 triệu USD (tăng 30,8%).
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ năm 2019, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi, lượng thịt lợn nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam tăng mạnh. Đơn cử, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 141 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp hoặc đông lạnh, trị giá 334,4 triệu USD (tăng 502,9% về trị giá so với năm 2019). Từ đầu năm đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì lượng thịt lợn nhập ngoại lớn. Giá thịt lợn đông lạnh dao động từ 60.000 đến 130.000 đồng/kg, bán theo thùng. Mức giá này thấp hơn tới 50% so với giá thịt tươi tại chợ truyền thống.
Tuy nhiên, thực tế lượng thịt lợn nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng thịt cả nước nên không đáng lo ngại. Trong bối cảnh sức tiêu thụ thịt lợn đang giảm mạnh, dự kiến lượng thịt nhập về năm nay sẽ không bằng năm ngoái. Lượng thịt lợn ngoại nhập khẩu tăng với giá khá rẻ, dao động ở mức 50 nghìn đồng/kg, góp phần đưa giá lợn hơi giảm mạnh.
Ông Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện chăn nuôi cho rằng, đặc tính của người Á Đông là thích ăn thịt nóng nên hầu hết các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu đều chỉ dùng để chế biến các sản phẩm…Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại tự do nên cơ quan quản lý nhà nước cần điều hành linh hoạt, nếu không xảy ra dịch COVID-19, Việt Nam có thể sẽ thiếu nguồn cung thịt lợn lớn, còn lúc này nhu cầu đã giảm nhiệt, các bộ, ngành cần hạn chế nhập khẩu để kích thích người chăn nuôi trong nước.

Nguồn: VITIC