Malaysia là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, sau quốc gia láng giềng Indonesia. Hiệp hội Dầu cọ Malaysia (MPOB) cho biết, tồn kho dầu cọ của nước này vào cuối tháng 10/2024 đã giảm 6,32% so với tháng trước đó xuống mức 1,88 triệu tấn, mức giảm lần đầu tiên trong 3 tháng. Sản lượng dầu cọ thô cũng giảm 1,35% xuống còn 1,8 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng 11,07% lên mức 1,73 triệu tấn. Tiêu thụ dầu cọ trong nước vào tháng 10/2024 tăng vọt 50% so với tháng 9/2024 đạt mức 208.418 tấn.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters, tồn kho dầu cọ của Malaysia được dự báo ở mức 1,92 triệu tấn, sản lượng dự kiến 1,76 triệu tấn và xuất khẩu là 1,63 triệu tấn. Dữ liệu của MPOB cho tháng 10/2024 đem lại tín hiệu lạc quan cho thị trường, bởi lượng hàng tồn kho giảm nhiều hơn dự kiến và xuất khẩu vượt quá kỳ vọng của các thương nhân.
Các đại lý dự báo về triển vọng tháng 11/2024 với giá dầu cọ tăng nhanh cùng nhu cầu đang chững lại, có thể khiến tình trạng tích trữ tồn kho trong tháng 11 này. Số liệu từ AmSpec Agri Malaysia cho thấy, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 10 ngày đầu tiên của tháng 11/2024 đã giảm 14,6% so với cùng kỳ tháng 10/2024, xuống còn 419.094 tấn.
Tồn kho sụt giảm, nguồn cung thắt chặt cùng nhu cầu tăng có thể hỗ trợ tăng giá dầu cọ kỳ hạn. Dự báo giá kỳ hạn FCPOc3 sẽ ở trên mức 5.000 ringgit (1.141 USD)/tấn vào giữa năm 2025.
Tại Hội nghị Dầu cọ Indonesia ở Bali, nhà phân tích hàng đầu trong ngành Dorab Mistry cho biết, nhu cầu dầu thực vật toàn cầu trong vụ 2024/25 (tháng 11/2024 – tháng 10/2025) dự kiến sẽ tăng 6,5 triệu tấn, còn nguồn cung tăng 3 triệu tấn.
Kế hoạch tăng tỷ lệ bắt buộc 40% của dầu cọ trong nhiên liệu sinh học của Indonesia là một trong những yếu tố hàng đầu cần theo dõi trong mùa tới. Nhu cầu tăng vào khoảng Tết Nguyên đán và tháng Ramadan được dự kiến sẽ hỗ trợ giá trong quý đầu tiên của năm 2025.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia ngày 14/11/2024 giảm theo đà suy yếu của giá dầu thực vật trên thị trường Đại Liên. Hợp đồng dầu cọ FCPOc3 giao tháng 01/2025 trên sàn Bursa Malaysia giảm 73 ringgit, tương đương 1,46% so với phiên trước, chốt ở 4.914 ringgit (1.097,36 USD)/tấn.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá dầu đậu tương DBYcv1 giảm 1,56%, còn giá dầu cọ DCPcv1 giảm 0,8%. Trên sàn thương mại Chicago, giá dầu đậu tương Bocv1 của Mỹ tăng 0,82%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Bảng chi tiết giá dầu đậu tương các kỳ hạn trên sàn CBOT ngày 14/11

(Đvt: US cent/lb)

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 12/24

45,21

45,70

45,21

45,43

45,18

Tháng 1/25

45,35

45,86

45,35

45,55

45,34

Tháng 3/25

45,52

46,10

45,52

45,83

45,59

Tháng 5/25

45,87

46,29

45,87

46,04

45,82

Tháng 7/25

46,04

46,38

45,99

46,16

45,96

Tháng 8/25

45,80

46,23

45,80

45,98

45,75

Tháng 9/25

45,76

45,91

45,64

45,69

45,50

Tháng 10/25

45,67

45,67

45,54

45,59

45,25

Tháng 12/25

45,35

45,58

45,35

45,45

45,32

Tháng 1/26

45,58

45,58

45,58

45,58

45,32

Tháng 3/26

44,99

45,31

44,79

45,31

46,17

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters, Tradingcharts