Trong tháng 4/2023, Mỹ nhập khẩu tôm nhiều nhất từ thị trường Ấn Độ, với47 triệu Lb hay 21.451 tấn, tăng 7,3% so với tháng 4/2022; tiếp đến Ecuador 29 triệu Lb (13.559 tấn) tôm, giảm 12,1%.Indonesia 27 triệu Lb (12.307 tấn), giảm 27%.Việt Nam 7,7 triệu Lb (3.501 tấn), giảm 40%. Mexico 3,1 triệu Lb (1.414 tấn), giảm 29,5%.Thái Lan 2,8 triệu Lb (1.305 tấn), giảm 55,6%. Achentina 2,4 triệu Lb (1.124 tấn), giảm 38,5%. Trung Quốc 78.000 Lb (354 tấn), Peru 45.000 Lb (208 tấn) và Venezuela 30.000 Lb (140 tấn), tăng 50%.
Giá tôm tăng dẫn đến nhu cầu ở Mỹ giảm, nhưng giá vẫn tăng do các công ty thủy sản nỗ lực giải phóng hàng tồn kho.
Vào ngày 5/6/2023, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã công bố thông tin về 103 đơn hàng hải sản bị từ chối mà cơ quan này đã kiểm tra vào tháng 5/2023, trong đó có một công ty của Ấn Độ và Trung Quốc vì tôm có chứa chất kháng sinh cấm. Công ty Milesh Marine Exports tại Munipeda, Ấn Độ đã bị cảnh báo đối với một lô hàng nhập khẩu vào ngày 1/6//2023 có chứa nitrofurans và dư lượng thuốc thú y, được ghi nhận vào ngày 22/5/2023. Và Công ty Thực phẩm Dalian Kowa tại Đại Liên, Liêu Ninh, Trung Quốc có hai lô hàng bị từ chối do tôm nhiễm dư lượng thuốc thú y và phụ gia không an toàn vào ngày 2/5/2023.
FDA đã công bố thêm 20 lô hàng tôm nhập khẩu từ bảy nhà xuất khẩu tôm khác nhau đã bị từ chối do nhiễm khuẩn salmonella hoặc chất cấm vào tháng 5/2023. Các lô hàng này đến từ Công ty sản xuất Pantainorasingh tại Thái Lan; Royale Marine Impex tại Ấn Độ, Công ty sấy đông lạnh nhanh và Thực phẩm đông lạnh Edhayam; Bahari Makmur Sejati và Indokom Samudra Persada tại Indonesia; và hải sản Taprobane tại Sri Lanka. 

Nguồn: Vinanet/VITIC/seafoodsource.com