Dầu thực vật
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 6/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 56 ringgit, tương đương 1,42% lên 3.989 ringgit (889,21 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 3.982 ringgit (889,34 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá đã mất 2,9%, giảm tuần thứ hai liên tiếp do lo ngại kinh tế toàn cầu giữa bối cảnh khủng hoảng ngân hàng Mỹ.
Tại nhà sản xuất hàng đầu Indonesia, các nhà sản xuất dầu cọ đã bán ra 360.150 tấn dầu ăn giá rẻ cho thị trường nội địa trong tháng 2/2023. Mức bán ra này đã không đạt mục tiêu của chính phủ nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.
Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 15 ngày đầu tháng 3/2023 đã tăng 55% - 72% so với cùng kỳ tháng 2 khi xuất khẩu đến Ấn Độ tăng vọt trước lễ hội Eid của người Hồi giáo, theo dữ liệu của các nhà khảo sát hàng hoá.
Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires của Argentina đã cắt giảm dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2022/23 xuống còn 25 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 29 triệu tấn ước tính trước đó, do vụ mùa tiếp tục bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài.
Giá dầu dứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp, khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu dầu diesel sinh học.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,66% còn giá dầu cọ tăng 1,14%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,05%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đường
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn ICE tăng 0,26 cent, tương đương 1,39% lên mức 20,76 US cent/lb. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 5,2 USD, tương đương 0,9% chốt ở 585,6 USD/tấn.

Thị trường tiếp tục nhận được hỗ trợ từ lo ngại về triển vọng sản xuất sụt giảm ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Liên minh châu Âu (EU).
Các đại lý cũng lưu ý rằng sự trì hoãn xuất khẩu tại cảng Paranagua của Brazil có thể làm gián đoạn lưu thông đường cũng như đậu tương.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters