Giá lúa gạo ngày 7/8/2023

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có diễn biến tăng ở nhiều địa phương. Cùng với đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu cũng được chào bán ở mức đỉnh của 15 năm từ 590 – 600 USD/tấn.

Mức giá từ 590 - 600 USD/tấn, cao hơn so với mức từ 550 - 575 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá gạo tiếp tục tăng sau khi Ấn Độ và một số nước khác hạn chế xuất khẩu.
Nhận định về triển vọng giá gạo, nhiều thương nhân nói: “Chưa biết giá sẽ tăng đến mức nào”. Trong hai tuần qua, giá lúa của Việt Nam đã tăng mạnh, do nhu cầu lớn từ các nhà xuất khẩu và chế biến.
Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, ở Sóc Trăng, giá lúa tăng so với tuần trước như: Đài thơm 8 ở mức 8.100 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; RVT là 7.800 đồng/kg, cũng tăng 200 đồng/kg; OM 5451 tăng 100 đồng/kg, lên mức 7.800 đồng/kg.
Giá lúa ở Hậu Giang cũng có sự tăng khá như: IR 50404 lên 8.000 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg; RVT là 8.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 18 là 8.500 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg.
Tại Cần Thơ, giá lúa tiếp tục duy trì ổn định ở một số giống như: IR 50404 là 6.800 đồng/kg, Jasmine là 7.600 đồng/kg; OM 4218 là 7.500 đồng/kg.
Giá lúa tại Tiền Giang như: IR 50404 ở mức 7.200 đồng/kg, lúa Jasmine ở mức 7.200 đồng/kg; riêng OC10 tăng 200 đồng/kg lên mức 7.200 đồng/kg.
Giá lúa tại Kiên Giang cũng có sự tăng giá ở nhiều loại như: IR 50404 ở mức 6.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 5451 là 6.900 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7, giá lúa Hè Thu các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có mức tăng trung bình từ 200 - 500 đồng/kg tùy loại.
Trong số đó, lúa IR50404 tăng 300 đồng/kg lên trung bình 6.500 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 500 đồng/kg lên 6.800 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 300 đồng/kg lên 6.550 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 tăng 150 đồng/kg lên 6.950 đồng/kg; trong khi lúa OM 5451 vẫn giữ ổn định ở mức 6.450 đồng/kg.
Giá gạo cũng có xu hướng tăng trong tháng 7/2023. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR50404 được thu mua ở mức từ 10.250 - 10.300 đồng/kg, tăng 450 đồng/kg. Gạo thành phẩm ở mức từ 11.700 - 11.750 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với tháng 6/2023.
Giá heo hơi hôm nay ngày 6/8/2023: Ghi nhận mức cao nhất 63.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay ngày 7/8/2023 đi ngang trên diện rộng và ghi nhận mức cao nhất 63.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 6/8/2023 lặng sóng và dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nam Định, Hà Nam.
Ngoại trừ Thái Bình duy trì giá heo ở mức 62.000 đồng/kg, các địa phương khác trong khu vực, giá heo hơi phổ biến ở mức 60.000 – 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động và dao động quanh mức 58.000 - 60.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 60.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa, Nghệ An.
Ở chiều ngược lại, Lâm Đồng và Đắk Lắk ghi nhận mức giá thấp nhất khu vực 58.000 đồng/kg.
Các địa phương khác trong khu vực ghi nhận giá heo hơi phổ biến ở mức 59.000 đồng/kg. 
Giá heo hơi miền Nam
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay đ ingang trên diện rộng và dao động trong khoảng 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 60.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đồng Tháp, Cà Mau.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Sóc Trăng.
Các địa phương khác trong khu vực ghi nhận giá heo hơi dao động trong khoảng 58.000 – 59.000 đồng/kg.
Tính chung, trong tuần qua (từ 31/7/2023 đến 6/8/2023), giá heo hơi biến động không đồng nhất, trong đó, xu hướng giảm giá diễn ra phổ biến. Hiện, mức giá trung bình các khu vực vẫn ở ngưỡng xấp xỉ 60.000 đồng/kg. Cụ thể, trong ngày cuối tuần (6/8/2023), giá heo hơi trung bình khu vực miền Bắc đứng ở mức 61.460 đồng/kg; khu vực miền Trung – Tây Nguyên đứng ở mức 59.640 đồng/kg; khu vực miền Nam đứng ở mức 59.000 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, đây là thời điểm các hộ chăn nuôi vào đàn để chuẩn bị nguồn cung heo hơi cho dịp Tết Nguyên đán 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá heo hơi vẫn giằng co quanh mức 60.000 đồng/kg khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ tái đàn cầm chừng.
Trước đó, các chuyên gia cũng đã đưa ra dự báo, giá heo hơi khó có thể vượt ngưỡng 70.000 đồng/kg. Sức mua thấp cộng với giá các sản phẩm thay thế không tăng là những yếu tố tiếp tục giữ giá heo hơi khó bật tăng mạnh.
Giá mít Thái hôm nay 7/8/2023: Tăng cao nhất 5.000 đồng/kg
Cập nhật giá mít Thái hôm nay 6/8/2023 sớm nhất tại vườn. Hôm nay giá mít Thái tăng từ 1.000-5.000 đồng/kg, thời tiết dần chuyển thuận lợi hơn cho trái mít.
Tại tỉnh Tiền Giang, giá mít Thái hôm nay được các vựa báo giá như sau: Mít Nhất 40.000 đồng/kg, mít Nhì 38.000 đồng/kg, mít Kem lớn 38.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 26.000 đồng/kg, mít Kem loại ba là 12.000 đồng/kg.
Cũng tại tỉnh Tiền Giang, ở vườn, thương lái mua mít Nhất từ 38.000 đồng/kg, mít Nhì 36.000 đồng/kg, mít Kem lớn 36.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 24.000 đồng/kg, mít Kem loại ba 10.000 đồng/kg.
Ở các địa phương khác như Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ, đa số các vựa lớn báo giá mua mít Nhất với giá từ 39.000 đồng/kg, mít Nhì 37.000 đồng/kg, mít Kem lớn 37.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 25.000 đồng/kg, mít Kem loại ba là 11.000 đồng/kg.
Bên cạnh giá bán tốt, người dân trồng mít Thái hiện đón nhận nhiều niềm vui khi tình hình thời tiết trở nên thuận lợi hơn, ít mưa dầm, giúp cho vườn mít hạn chế bị nấm khuẩn, sâu bệnh tấn công.
Bên cạnh đó, hiện vườn mít cũng cho trái nhiều, giúp tăng năng suất và bán được nhiều hơn. Người dân vùng trồng kỳ vọng giữ được giá bán này tới khi bước vào vụ thu hoạch mít nghịch mùa.
Theo nhiều người dân có kinh nghiệm trồng mít Thái lâu năm, để có giá bán cao hơn, nhà vườn thường xuyên xử lý cho trái nghịch mùa để không bị thương lái ép giá khi mít vào vụ đồng loạt.
Bên cạnh đó, người dân còn dùng phương thức riêng để trái đạt chuẩn loại 1, quá trình đòi hỏi sự chăm chỉ và phải chuyên tâm. Để trái to khỏe thì phải nắm được trái mít khi còn nhỏ, bằng kinh nghiệm để nhận biết khi lớn lên có tròn đều hay không và có sơ đen không, gai mít phải to đều không lồi lõm. Quá trình này cần được nghiên cứu, ghi chép quy trình sinh trưởng của cây để đem lại hiệu quả cao.
Mặt khác, mít Thái là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, tính chuyện xuất khẩu bền vững cho loại nông sản này, các cơ quan chức năng của tỉnh Tiền Giang đã chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP nhằm nâng chất lượng nguồn nông sản hàng hóa đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nông dân thiết lập vùng chuyên canh, triển khai việc cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. 

 

Nguồn: VITIC/Baocongthuong