Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.339

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

32.700

-300

Lâm Đồng

31.700

-300

Gia Lai

32.600

-300

Đắk Nông

32.500

-300

Hồ tiêu

45.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.260

-20

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước đi xuống theo đà giảm của thị trường cà phê thế giới. Giá cao nhất ở 32.700 đồng/kg tại Đắk Lăk, thấp nhất ở 31.700 đồng/kg tại Lâm Đồng, hai tỉnh Đắk Nông và Gia Lai chốt lần lượt tại 32.500 - 32.600 đồng/kg.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2018, diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt 680.000 ha với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD.
Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch 13/6, giá cà phê robusta trên sàn London sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 mất 16 USD, tương đương 1,14% xuống 1.384 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm 15 USD, tương đương 1,05% chốt ở 1.414 USD/tấn. Giá cà phê arabica trên sàn New York lại lội ngược dòng với kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 1,7 cent, tương đương 1,72% xuống 97,35 Uscent/lb. Kỳ hạn giao tháng 9 trừ 1,75 cent, tương đương 1,72% chốt tại 99,75 Uscent/lb.
Đồng Real Brazil tăng lên đã thúc đẩy nước này gia tăng bán phòng hộ do lo ngại những lạc quan mới sẽ gây bất lợi cho giá cà phê tại thị trường nội địa. Trong khi USD mạnh thêm đã làm giảm sức mua mới và triển vọng lạc quan về vụ mùa cà phê năm nay của toàn cầu vẫn còn nguyên. Bên cạnh áp lực điều chỉnh vị thế quyền chọn tháng 7 và thanh lý lượng mua quá mức của đầu cơ và các quỹ trước đó, các thị trường cà phê còn tiếp tục chịu áp lực dư thừa nguồn cung toàn cầu.
Theo báo cáo của Cecafé, xuất khẩu cà phê arabica trong tháng 5 đạt 2.816.000 bao, tăng 1.376.000 bao, tức tăng 95,56% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cà phê Conilon robusta đạt 376.000 bao, tăng 330.000 bao, tức tăng tới 717,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi xuất khẩu cà phê hòa tan giá trị gia tăng tính theo cà phê nhân đạt 326.000 bao, tăng 85.000 bao, tức tăng 35,27% so với cùng kỳ năm trước.