Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 62 ringgit tương đương 2,21% lên 2.873 ringgit (693,79 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 7/2/2020.
Thị trường chủ yếu tập trung vào dự báo nguồn cung trong tháng 9/2020 và quý 4/2020, Marcello Cultrera, giám đốc bán hàng thuộc Phillip Futures, Kuala Lumpur cho biết.
Sathia Varqa, đồng sáng lập Palm Oil Analytics có trụ sở tại Singapore cho biết, những người tham gia thị trường chờ đợi dự báo sản lượng dầu cọ trong tháng 8/2020 từ Hiệp hội Dầu cọ Malaysia để có thêm định hướng giá.
Những người tham gia thị trường dự kiến, sản lượng dầu cọ tại Malaysia sẽ giảm nhẹ hoặc tăng 2% do thời tiết khô vào năm ngoái ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, song các cuộc khảo sát gần đây của các nhà phân tích đã chỉ ra rằng sản lượng có thể tăng nhẹ.
Hiệp hội các nhà sản xuất tại Colombia cho biết, sản lượng dầu cọ tại nước sản xuất lớn thứ 4 thế giới sẽ tăng 10% trong năm nay lên 1,65 triệu tấn.
Trong khi đó, kích thích tài chính tại Trung Quốc – nước mua lớn thứ 2 thế giới và đồng USD suy giảm đã thúc đẩy giá hàng hóa, Caroline Bain, trưởng nhóm kinh tế hàng hóa thuộc Capital Economist cho biết.
Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc tăng mạnh, song tốc độ mua hàng có thể sớm chậm lại do giá tăng cao đã hạn chế cơ hội mua vào.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,89%, giá dầu cọ tăng 1,91%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,27%.
Giá dầu cọ bị ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan, do cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu cọ có thể tăng lên 2.888-2.910 ringgit/tấn, vượt mức kháng cự 2.852 ringgit/tấn, nhà phân tích Wang Tao cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters