Dầu thực vật
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 12/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch sáng nay giảm 0,42% xuống 3.593 ringgit (761,71 USD)/tấn. Giờ nghỉ trưa, hợp đồng này ở mức 3.602 ringgit (763,62 USD)/tấn.
Tính chung cả tuần tới thời điểm hiện tại, hợp đồng này đã giảm 4,4% sau khi tăng 2,3% trong tuần trước. Giá đã giảm 6,06% so với tháng trước đó trong tháng 9, sau khi ghi nhận hai tháng tăng liên tiếp.
Hôm nay là ngày nghỉ lễ cuối cùng của sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên, thị trường vẫn khá trầm lắng. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,07%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ, nước mua dầu thực vật lớn nhất thế giới, giảm 19% trong tháng 9 so với tháng trước đó, do các nhà máy cắt giảm lượng nhập khẩu 26% sau khi tồn kho tăng lên mức kỷ lục, đã ảnh hưởng đến giá mặt hàng này.
Hiệp hội Dầu cọ Indonesia dự kiến, sản lượng dầu cọ của nước này sẽ tăng 5% trong năm nay và dự kiến tồn kho ở mức 3,2 triệu tấn vào cuối năm.
Theo Công ty giám định độc lập AmSpec Agri Malaysia cùng nhà khảo sát hàng hoá Intertek testing Services, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 9/2023 tăng từ 5,4% - 8,1%.
Indonesia đã tăng giá tham chiếu dầu cọ thô lên 827,37 USD/tấn trong giai đoạn từ ngày 01 – 15/10, nhưng vẫn giữ nguyên thuế xuất khẩu và thuế đối với dầu cọ thô ở mức 33 USD và 85 USD/tấn.
Các nhà phân tích cho biết, giá dầu cọ Malaysia được dự kiến giao dịch trong khoảng 3.700 – 4.500 ringgit (790 – 960 USD)/tấn từ nay đến giữa năm 2024, do thời tiết El Nino đe doạ nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.
Giá dầu đang hướng tới mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ tháng 3 mặc dù đã tăng lên trong phiên cuối tuần, do lo ngại lãi suất cao hơn trong thời gian dài sẽ làm chậm tăng trưởng toàn cầu và kìm hãm nhu cầu nhiên liệu.
Đường
Giá đường thô kỳ hạn tháng 03/2024 trên sàn ICE trong phiên sáng nay tăng 0,23 cent, tương đương 0,9% ở mức 26,16 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2023 trên sàn London tăng 6,1 USD, tương đương 0,9% lên mức 697,3 USD/tấn.
Các đại lý cho biết, giá đường đang ở mức cao nhất lịch sử, gần mức cao nhất 12 năm, do nguồn cung toàn cầu thắt chặt, bất chấp đồng real Brazil suy yếu, trong khi lo ngại về tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì đà tăng.
Theo các thương nhân am hiểu về giao dịch, hầu hết lượng đường giao thực tế kỷ lục khi hết hạn hợp đồng tháng 10 trên sàn ICE sẽ giao đến Trung Quốc.
Sản lượng đường trắng của Đức trong niên vụ mới 2023/24 được dự báo sẽ đạt 4,36 triệu tấn, tăng khoảng 12,9% so với niên vụ trước.
Cục Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, sản lượng đường của EU dự kiến sẽ tăng 3% lên 15,4 triệu tấn trong vụ 2023/24, do diện tích trồng củ cải đường ở Pháp giảm so với các quốc gia thành viên khác.
FAS cho biết, Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất 33,6 triệu tấn đường trắng trong niên vụ 2023/24 – mức cung có thể không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.
FAS cũng hạ dự báo sản lượng đường của Thái Lan trong niên vụ 2023/24 xuống 15%.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters