Diễn biến giá hạt tiêu nội địa tuần qua

(Đơn vị tính: VNĐ/kg)

Địa phương

Giá đầu tuần

(15/1)

Giá cuối tuần

(20/1)

+/- chênh lệch

trong tuần

Đắk Lắk

81.000

82.500

+1.500

Gia Lai

77.500

80.000

+2.500

Đắk Nông

81.000

82.500

+1.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

79.000

81.500

+2.500

Bình Phước

80.500

82.000

+2.500

Đồng Nai

78.000

79.500

+1.500

Diễn biến giá hạt tiêu các tỉnh Tây Nguyên trong tuần (15/1 – 20/1)

(Đơn vị tính: VNĐ/kg)

Theo nguồn Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu thế giới phiên kết thúc tuần qua có diễn biến như sau:
- Giá tiêu đen Lampung Indonesia chốt ở 3.913 USD/tấn, tăng 0,03%, giảm 0,43% trong tuần;
- Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 chốt ở 3.850 USD/tấn, không đổi so với phiên trước, tăng 17,74% trong tuần;
- Giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA chốt ở 4.900 USD/tấn, không đổi;
- Giá tiêu trắng Muntok chốt ở 6.169 USD/tấn, tăng 0,02% so với phiên trước, tăng 1,92% trong tuần;
- Giá tiêu trắng Malaysia ASTA chốt ở 7.300 USD/tấn, không đổi.

Bảng giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng phiên kết thúc tuần

Trong năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 22,8% thị phần xuất khẩu, đạt hơn 60.000 tấn, tăng 174% so với năm 2022. Hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương nước này. Một số địa phương ở Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu lớn của Việt Nam như Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hồ Bắc và một số tỉnh khu vực phía Bắc Trung Quốc. Trong năm 2024, dự báo nhu cầu sử dụng hạt tiêu tại Trung Quốc vẫn ở mức cao do thói quen tiêu dùng.
Năm 2024 dự báo triển vọng của ngành hạt tiêu Việt Nam sẽ tốt hơn nữa trong bối cảnh Mỹ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Ấn Độ và chuyển sang mua của các nhà cung cấp Việt Nam vì có mức giá tốt và chất lượng ngày càng cao. Ngành hạt tiêu Việt Nam cũng được đánh giá tích cực về năng lực chế biến với tỷ lệ sản phẩm qua chế biến chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn: Vinanet/VITIC