Giá lúa gạo ngày 4/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo.
Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp hôm nay nhu cầu mua gạo của các kho đều, giá tiếp đà tăng 50 đồng/kg. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 10.650 - 10.700 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 duy trì ổn định ở mức 13.100 - 13.150 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá duy trì ổn định. Theo đó, giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 10.300 - 10.400 đồng/kg, cám khô dao động quanh mốc 4.600 - 4.800 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo đi ngang. Theo đó, giá gạo thường dao động quanh mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp đà tăng. Tại các địa phương, nguồn lúa còn ít, một số đồng đẹp, nông dân chào giá cao.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo.
Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp hôm nay nhu cầu mua gạo của các kho đều, giá tiếp đà tăng 50 đồng/kg. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 10.650 - 10.700 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 duy trì ổn định ở mức 13.100 - 13.150 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá duy trì ổn định. Theo đó, giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 10.300 - 10.400 đồng/kg, cám khô dao động quanh mốc 4.600 - 4.800 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo đi ngang. Theo đó, giá gạo thường dao động quanh mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường lúa, ghi nhận tại các địa phương như Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… bình quân giá lúa dao động quanh mốc 7.200 -7.900 đồng/kg. Tại An Giang, nguồn lúa còn ít, lúa đa phần đã cọc. Một số đồng đẹp, nông dân chào giá cao.
Cụ thể, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc 7.700 – 8.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; nếp Long An duy trì quanh mốc 7.700 - 7.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Với các loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể, lúa OM 18 ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg; OM 5451 ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 dao động quanh mốc 7.500 - 7.700 đồng/kg; lúa OM 380 duy trì ổn định quanh mức 7.500 - 7.600 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay giảm nhẹ 3 USD/tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 579 USD/tấn, giảm 3 USD/tấn. Trong khi đó, gạo 25% tấm ở mức 558 USD/tấn; gạo 100% tấm duy trì ổn định ở mức 478 USD/tấn.
Tăng năng lực cho 6 đối tượng triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Theo kế hoạch, trên 1 triệu lượt người sẽ được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực để phục vụ triển khai Đề án. 6 đối tượng chủ lực trong kế hoạch nâng cao năng lực được xác định là giảng viên ToT (Training of Trainers là hoạt động tập huấn, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong nhà trường); cán bộ quản lý, kỹ thuật của hợp tác xã (HTX)/tổ hợp tác đăng ký tham gia Đề án; cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng; cán bộ quản lý nhà nước các cấp; bà con nông dân; cán bộ kỹ thuật, nông vụ, phụ trách nguyên liệu của doanh nghiệp
Trong đó, giai đoạn 2024 - 2025, Đề án sẽ hoàn thành việc đào tạo, tập huấn cho gần 208.000 lượt người. Đến giai đoạn 2026 - 2030, Đề án tiếp tục hoàn thành công tác đào tạo, tập huấn cho trên 812.000 lượt người.
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), cho biết, để xây dựng kế hoạch này, Cục đã tiến hành tham vấn 21 đơn vị, trong đó có 12 tỉnh, thành ĐBSCL để thống nhất hoàn chỉnh nội dung.
Trong năm 2024, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng 12 tài liệu tập huấn dành cho các đối tượng khác nhau, đi kèm là các sổ tay, hướng dẫn sử dụng tài liệu.
Bên cạnh đó, trong năm nay, cơ quan chuyên môn sẽ tổ chức 12 lớp tập huấn ToT. Đặc biệt, hoàn thành tập huấn cho 2.000 cán bộ quản lý, kỹ thuật của 400 HTX nông nghiệp đã tham gia Dự án VnSAT. Nội dung tập huấn chủ yếu về quy trình canh tác giảm phát thải và kế hoạch MRV (hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính).
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, chỉ ra, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ tăng cường năng lực cho toàn hệ thống, gồm tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.
Ngoài đào tạo về kỹ thuật, Đề án hướng tới đào tạo các giải pháp canh tác giảm phát thải. Trong đó, lực lượng khuyến nông và khuyến nông cộng đồng được xác định có vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và HTX, người sản xuất.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nhấn mạnh, sự thành công của các HTX khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là yếu tố quyết định thành bại của Đề án, theo Báo Chính Phủ.

Nguồn: Vinanet/VITIC