Mỹ đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao đối với các nhà xuất khẩu cá tra từ năm 2014. Đầu năm nay, Mỹ cũng áp đặt một quy định mới, theo đó các nhà xuất khẩu nước ngoài buộc phải chứng minh hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của họ tương đương với các quy định tại Mỹ, tạo ra rào cản không nhỏ đối với các công ty Việt Nam.

Mặc dù, giá tại thị trường Mỹ cao và ổn định nhưng những rào cản đang thúc đẩy các công ty Việt Nam tìm kiếm thị trường mới như Mexico, Canada và Trung Quốc...

Trong 14 công ty xuất khẩu sang Mỹ, số lượng lớn chỉ có 3 công ty và các công ty này đều đã áp dụng những biện pháp kiểm soát chất lượng rất khắt khe, nên sự ảnh hưởng tới toàn ngành cá tra không quá lớn. Mặc dù vậy, đối với kế hoạch dài hơi, các doanh nghiệp buộc phải phát triển thương hiệu và cải thiện hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới và mở rộng thị trường.

Theo đánh giá của các công ty xuất khẩu cá tra, hiện nay, ngoài Mỹ một số thị trường Nam Á, Trung Đông, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc...cũng là những thị trường nhiều tiềm năng:

Ví dụ, thị trường Ấn Độ là thị trường đông dân, có tiềm năng chấp nhận sản phẩm cá tra, tuy nhiên mức thuế nhập khẩu rất cao (70-80%) nên các nhà nhập khẩu chưa nhập khẩu nhiều, nếu trong tương lai Việt Nam và Ấn Độ có những thỏa thuận hợp tác kinh tế, thì việc xuất khẩu thị trường này sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Với thị trường Nhật Bản, mặc dù thị trường này ít ăn cá nước ngọt nhưng với sản phẩm cá tra nướng ướp teriyaki, một kỹ thuật nấu nướng của người Nhật, thì dần dần sản phẩm đã được thị trường chấp nhận.

Sản phẩm cá tra Việt nam có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường nhưng trên tất cả, các công ty cần kiểm soát tốt chất lượng và ngành cần có sản phẩm cấp quốc gia. Sản phẩm đó nên là philê cá tra vì sản phẩm này hiện chiếm 80% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Các cơ quan liên quan cũng cần hỗ trợ phát triển dòng sản phẩm này với logo và nhãn hiệu riêng

Nguồn: Vietnamexport.com