Tuy nhiên, chính phủ đã làm rõ thêm vào thứ Hai (25/04) rằng lệnh cấm sẽ chỉ áp dụng đối với dầu cọ tinh luyện và dầu cọ RBD mà không áp dụng với dầu cọ thô. Sau đó, giá dầu cọ tiếp tục giảm.
Thị phần của Indonesia trong sản lượng dầu cọ thế giới là 60% và xuất khẩu đạt 26 triệu tấn vào năm ngoái. Do đó, trong bối cảnh việc xuất khẩu dầu hướng dương ở Ukraine bị phong tỏa kéo dài, thông tin về lệnh cấm xuất khẩu từ nhà cung cấp dầu ăn lớn nhất thế giới đã gây chấn động thị trường
Indonesia và Malaysia sản xuất 90% lượng dầu cọ trên thế giới và cung cấp cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Ấn Độ. Do lo ngại về khả năng thiếu hụt dầu ăn, các chuyên gia từ Hội đồng Dầu cọ Malaysia đã kêu gọi các nhà nhập khẩu hạn chế gia công dầu cọ thành nhiên liệu sinh học. Bởi điều quan trọng hiện nay là các nhà nhập khẩu phải đặt ra các ưu tiên phù hợp cho sản xuất thực phẩm và nhiên liệu.
Sự sụt giảm của giá dầu thế giới gây ra bởi sự lan rộng của dịch Covid tại Trung Quốc đã làm gia tăng áp lực lên giá dầu cọ.
Giá dầu cọ giao tháng 7 trên sàn chứng khoán Malaysia tuần trước giảm 1,7% xuống 6355 ringgit/tấn và hôm qua giảm thêm 2% xuống 6229 ringgit/tấn (1431 USD/tấn).
Đồng thời, giá dầu đậu nành giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Chicago tăng 5,4% trong tuần trước. Nhưng vào thứ hai (25/04) đã giảm 0,6% xuống 1.822 USD/tấn, tăng 14,6% trong tháng.
Giá dầu cọ tăng góp phần thúc đẩy giá dầu hướng dương tăng theo. Giá dầu hướng dương được giao dịch trong khoảng 1750 - 1750 USD/tấn FOB.
 
 

Nguồn: Vinanet/VITIC