Hợp đồng dầu cọ giao tháng 2/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 1,49% lên 3.944 ringgit/tấn (896,36 USD). Phiên trước đó, giá đã tăng 4%, hồi phục từ mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/9/2022. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 3.946 ringgit (894,78 USD)/tấn.
Tồn trữ dầu cọ của Malaysia vào cuối tháng 11/2022 đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng do sản lượng suy yếu trong bối cảnh xuất khẩu tăng nhẹ, theo dữ liệu từ Ủy ban Dầu cọ nước này. Tồn trữ đã giảm 4,98% so với tháng 10, mạnh hơn so với mức giảm 0,47% dự kiến trong một cuộc thăm dò của Reuters.
Nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 12/2022, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia đạt 473.086 tấn, tăng 15,7% so với cùng giai đoạn tháng 11.
Theo Hội đồng Dầu cọ Indonesia, sản lượng dầu cọ thô của nước này được dự báo đạt 48,1 triệu tấn vào năm 2023, tăng so với ước tính 46,5 triệu tấn trong năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu dầu cọ ước đạt 30,9 triệu tấn trong năm 2022 và 33,4 triệu tấn trong năm tới.
Đồng ringgit tăng 0,59% so với đồng USD. Đồng ringgit mạnh hơn khiến dầu cọ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,15% còn giá dầu cọ tăng 1,49%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,78%. Thời điểm nghỉ giữa ngày, trên sàn Đại Liên giá dầu đậu tương tăng 1,2%, giá dầu cọ tăng 1,52%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago giảm 0,78%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Chứng khoán Phố Wall tăng vào thứ Ba (13/12), trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm và đồng USD suy yếu, do dữ liệu mới của chính phủ Mỹ cho thấy mức tăng lạm phát hàng năm nhỏ nhất trong gần một năm.
Giá dầu giảm trong đầu phiên giao dịch sau khi dữ liệu ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng mạnh thay vì dự báo giảm của các nhà phân tích, củng cố lo ngại về nhu cầu suy yếu ngay cả khi nguồn cung thắt chặt.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters