Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 52 ringgit, tương đương 1,26% lên 4.164 ringgit (907,39 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 4.149 ringgit (904,91 USD)/tấn.
Đồng ringgit tăng phiên thứ ba liên tiếp so với đồng USD, khiến hàng hoá trở nên đắt đỏ đối với những người mua nước ngoài.
Ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) cho biết, sự gián đoạn nguồn cung dầu cọ thô do bão nhiệt đới tại các nhà sản xuất hàng đầu Indonesia và Malaysia sẽ tiếp tục kéo dài sang quý I/2023, khiến giá giữ ở mức cao.
MPOB cảnh báo năm 2023 là một năm khó khăn đối với thị trường khi có những bất ổn toàn cầu về thời tiết, địa chính trị và kinh tế kéo dài đã gây ra những biến động lớn về giá trong năm nay.
Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ trong vụ 2021/22 giảm 4,8% so với vụ trước đó, do lượng mua dầu đậu tương ở nước ngoài tăng 45,3% lên mức cao kỷ lục sau khi Indonesia hạn chế xuất khẩu dầu cọ.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,8% và giá dầu cọ giảm 2,3%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,3%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters