Hợp đồng dầu cọ giao tháng 11/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch mất 88 ringgit, tương đương 2,1% xuống 4.105 ringgit (918,55 USD)/tấn, kết thúc đà tăng hai ngày liên tiếp. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.113 ringgit (919,93 USD)/tấn.
Hội đồng Dầu cọ Malaysia cho biết, nước này đã duy trì thuế xuất khẩu tháng 9/2022 đối với dầu cọ thô ở mức 8% và hạ giá tham chiếu. Việc giảm thuế xuất khẩu khiến giá dầu cọ của Malaysia đối đầu với các sản phẩm dầu cọ của Indonesia.
Đồng ringgit giảm ngày thứ tư liên tiếp so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017, khiến hàng hoá được định giá bằng đồng tiền này trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ.
Thêm ba tàu chở ngô và dầu hướng dương đã rời các cảng Biển Đen của Ukraina hôm 17/8, nâng số tàu rời Ukraina theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc do Liên hợp quốc làm trung gian lên con số 24.
Giá dầu thô sụt giảm do sản lượng tăng từ Nga và lo ngại khả năng suy thoái kinh tế tiềm ẩn, trong khi thị trường chờ đợi sự rõ ràng về các cuộc đàm phán để khôi phục một thỏa thuận có thể cho phép xuất khẩu nhiều dầu hơn từ Iran, khiến cọ trở thành lựa chọn kém hấp dẫn hơn đối với nguyên liệu dầu diesel sinh học.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 1,4%, giá dầu cọ giảm 2,4%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,23%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters