Giá sẽ bắt đầu một chu kỳ tăng giá mới trong quý I/2025, khi thời điểm này có cả Tết Nguyên Đán cùng tháng Ramadan khiến lượng tiêu thụ dầu cọ có xu hướng tăng.
Nhu cầu dầu thực vật từ các ngành thực phẩm và năng lượng có khả năng tăng 6 triệu tấn vào năm 2024/25, chủ yếu là do mức tiêu thụ tăng ở Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Mỹ.
Các yếu tố như giá dầu thô, điều kiện khí hậu chung và điều kiện thời tiết ở nhà sản xuất dậu tương hàng đầu Nam Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giá dầu cọ. Ngoài ra, bất kỳ động thái nào của Ấn Độ nhằm giảm thuế vào cuối năm 2024 hoặc năm 2025 sẽ là yếu tố chính quyết định giá dầu cọ.
Tuần giữa tháng 9/2024, Ấn Độ đã tăng mạnh thuế nhập khẩu cơ bản đối với dầu ăn thô và tinh chế lên 20%, nhằm bảo vệ người nông dân đang gặp khó khăn khi giá hạt có dầu sụt giảm. Bất chấp việc tăng thuế nhập khẩu, mức tiêu thụ dầu ăn của Ấn Độ sẽ tăng với tốc độ từ 2% - 3%.
Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới và đáp ứng 70% nhu cầu dầu thực vật thông qua nguồn cung ứng nước ngoài. Nước này mua dầu cọ từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan, còn nhập khẩu dầu đậu tương và dầu hướng dương từ Argentina, Brazil, Nga và Ukraine.
Lượng nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ trong năm 2024/25 có thể đạt từ 9 – 10 triệu tấn, do loại dầu nhiệt đới này có khả năng giành lại thị phần đã mất khi mức phí bảo hiểm tăng.
Năm 2024, lượng dầu hướng dương nhập khẩu của Ấn Độ tăng bất thường lên mức kỷ lục 3,6 triệu tấn, khi có mức giá mềm. Tuy nhiên, sang năm 2025, nhập khẩu loại dầu này có thể trở lại mức bình thường ở 3 triệu tấn. Nguồn cung dầu hướng dương dồi dào của Nga và Ukraina đã kéo giá xuống và khiến loại dầu này có sức cạnh tranh lớn. Lượng dầu đậu tương nhập khẩu sẽ vẫn ổn định trong năm 2025, ở quanh mức 3 triệu tấn của năm nay. Trong khi đó, sản lượng dầu đậu tương của Ấn Độ trong năm 2024 có thể tăng lên mức 11 triệu tấn từ mức 10 triệu tấn hồi năm ngoái, nếu thời tiết thuận lợi.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia ngày 8/10/2024 sụt giảm do áp lực từ giá dầu đậu tương Chicago cùng giá dầu thô suy yếu. Hợp đồng dầu cọ FCPOc3 giao tháng 12/2024 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch ngày 8/10 giảm 1,89% so với phiên trước, chốt ở 4.261 ringgit/tấn. Hợp đồng đồng đã đạt mức cao nhất 6 tháng trong phiên trước.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá dầu đậu tương DBYcv1 tăng 1,38%, còn giá dầu cọ DCPcv1 tăng 2,93% khi thị trường mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tuần lễ vàng của Trung Quốc. Trên sàn thương mại Chicago, giá dầu đậu tương Boc2 của Mỹ giảm 1,44%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Bảng chi tiết giá dầu đậu tương các kỳ hạn trên sàn CBOT ngày 8/10

(Đvt: US cent/lb)

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 10/24

44.56

44.56

44.56

44.56

44.04

Tháng 12/24

44.64

44.91

43.85

43.96

44.57

Tháng 1/25

44.66

44.95

43.92

44.03

44.63

Tháng 3/25

44.79

45.07

44.06

44.18

44.79

Tháng 5/25

45.00

45.24

44.34

44.38

45.01

Tháng 7/25

45.14

45.41

44.59

44.65

45.20

Tháng 8/25

45.07

45.30

44.37

44.54

45.06

Tháng 9/25

44.87

44.93

44.87

44.93

44.90

Tháng 10/25

43.70

44.72

43.30

44.66

44.03

Tháng 12/25

44.58

44.74

44.57

44.74

44.64

Tháng 1/26

44.67

44.67

43.89

44.67

44.01

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters, Tradingcharts