Trong tuần thứ ba của tháng 9/2024, suốt 4 ngày liên tiếp, các nhà máy lọc dầu tại quốc gia nhập khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới đã hủy lượng dầu cọ trên, sau khi giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia đạt mức cao nhất 2,5 tháng.
Việc hủy hợp đồng của Ấn Độ có thể khiến đà tăng giá dầu cọ FCPOc3 của Malaysia chững lại, nhưng cũng có thể hỗ trợ giá dầu đậu tương Boc2, khi một số nhà máy lọc dầu chuyển sang loại dầu này.
Đầu tháng 9/2024, Ấn Độ đã tăng thuế nhập khảu cơ bản đối với dầu thô và dầu ăn tinh chế thêm 20%, về cơ bản nâng tổng thuế nhập khẩu dầu cọ thô từ 5,5% lên 27,5%. Mức thuế tăng mạnh cùng giá dầu cọ tăng vọt tại Malaysia khiến thị trường bất ngờ và hủy các lô hàng dầu cọ giao tháng 10.
Trung bình, Ấn Độ nhập khẩu 750.000 tấn dầu cọ/tháng và lượng dầu cọ bị hủy chiếm 13,3% lượng nhập khẩu hàng tháng. Dầu cọ thô (CPO) được chào bán với giá khoảng 1.080 USD/tấn, bao gồm chi phí, bảo hiểm và cước phí vận chuyển (CIF) tại Ấn Độ cho đơn hàng giao tháng 10, tăng so với mức 980 USD – 1.000 USD một tháng trước.
Theo một đại lý có trụ sở tại Mumbai, người tiêu dùng sẽ thích mua dầu đậu tương và dầu hướng dương rẻ hơn cho những tháng mùa đông, hơn là dầu cọ đắt tiền. Trong những tháng mùa đông, lượng dầu cọ nhập khẩu của Ấn Độ thường ở mức vừa phải, do dầu nhiệt đới đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn.
Ấn Độ nhập khẩu dầu cọ chủ yếu từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan, và mua dầu đậu tương, dầu hướng dương chủ yếu từ Argentina, Brazil, Nga và Ukraine.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters