Hợp đồng dầu cọ giao tháng 6/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 125 ringgit, tương đương 2,25% lên 5.691 ringgit (1.349,54 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 5.657 ringgit (1.341,47 USD)/tấn, kết thúc ba phiên giảm liên tiếp.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 3/2022 tăng 7,2% lên 1.331.400 tấn so với tháng 2/2022, theo nhà khảo sát hàng hoá Societe Generale de Surveillance.
Các báo cáo tuần trước chỉ ra rằng, Malaysia và Indonesia đã đồng ý giá dầu cọ toàn cầu do hai nhà sản xuất lớn nhất thế giới ấn định và họ không nên cạnh tranh lẫn nhau.
Anilkumar Bagani, trưởng nhóm nghiên cứu của Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai cho rằng, không biết hai quốc gia này sẽ thự hiện những bước gì trên mặt trận chính sách xuất khẩu dầu cọ để tránh cạnh tranh, nhưng có thể sẽ là một vấn đề lớn nếu Malaysia cũng tăng thuế xuất khẩu dầu cọ mà hiện đang có mức 8% đối với dầu cọ thô.
Sàn giao dịch Đại Liên đóng cửa nghỉ lễ. Trong khi đó, giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng thêm 0,1% sau khi đã tăng 1,8% trong phiên trước đó. Thời điểm nghỉ giữa ngày, giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng 0,4%.
Giá dầu thô yếu hơn khiến cọ trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn để sản xuất nguyên liệu diesel sinh học. Thời điểm giữa ngày, giá dầu nhích tăng do lo lắng nguồn cung thắt chặt.
Theo nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters, giá dầu cọ có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 5.512 ringgit/tấn và rơi xuống phạm vi 5.246 – 5.384 ringgit/tấn.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters