Hợp đồng dầu cọ giao tháng 10/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch giảm 66 ringgit, tương đương 1,74% xuống 3.721 ringgit (835,05 USD) /tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 3.720 ringgit (834,45 USD)/tấn.
Giá dầu cọ tiếp tục sụt giảm trong ngắn hạn do nhu cầu yếu và xuất khẩu ồ ạt từ nhà sản xuất hàng đầu Indonesia.
Giá dầu cọ thô của Malaysia đã tăng lên mức cao kỷ lục hồi đầu năm 2022 khi căng thẳng giữa Nga và Ukraina xảy ra và lệnh cấm xuất khẩu tạm thời của Indonesia đã thắt chặt nguồn cung dầu ăn toàn cầu.
Mặc dù Indonesia đã dỡ bỏ lệnh cấm, nhưng xuất khẩu của Indonesia vẫn chưa trở lại mức bình thường do chính phủ yêu cầu các công ty bán một phần sản lượng dầu cọ để phục vụ nhu cầu trong nước trước khi cấp giấy phép xuất khẩu, nhằm kiểm soát giá dầu ăn trong nước. Tuy nhiên điều này dẫn đến lượng dầu thực vật tồn kho cao đã kìm hãm đà hồi phục của giá dầu cọ.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 7/2022 giảm 2,2% so với cùng kỳ tháng 6/2022, theo nhà khảo sát hàng hoá Societe Generale de Surveillance. Trung Quốc đã cam kết nhập khẩu thêm 1 triệu tấn dầu cọ thô của Indonesia.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,4%, giá dầu cọ giảm 2,9%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,2%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.