Trong báo cáo về tình hình sản xuất tháng 7, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam trong năm 2023 dự kiến khoảng 2,3 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ, trong khi nguồn cung dự kiến khoảng hơn 2,7 triệu tấn.

Nguồn cung đường năm 2023

Khối lượng (tấn)

Năm 2022

Biến động (%) so với năm 2022

Tồn kho cuối năm 2022

395.070

 

 

 

 

Đường sản xuất từ mía ép vụ 2022-2023

933.624

746.899

+25%

Đường ngô HFCS nhập khẩu

309.000

184.975

+67%

Đường nhập lậu từ Lào và Campuchia

734.874

816.527

-10%

Đường nhập khẩu chính ngạch 12 tháng

491.895

1.229.738

-60%

Đường xuất khẩu chính ngạch 12 tháng

147.142

98.095

+50%

Tổng cung đường 2023

2.717.321

2.695.070

+1%

Tổng cầu đường 2023

2.300.000

2.300.000

Tương đương

Cân đối cung – cầu

417.321

 

 

 

Dựa trên dự báo cung – cầu của VSSA, ngành đường Việt Nam có thể dư cung 417.321 tấn đường cho năm 2023 tại thời điểm dự báo 31/7.
VSSA lý giải nguồn cung đường dồi dào bao gồm đường nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và nhập lậu qua biên giới Tây Nam cùng với đường lỏng sirô ngô, cộng với lượng đường sản xuất từ mía của vụ ép 2022-2023, trong khi sức cầu đường chưa có dấu hiệu tăng nên thị trường tiếp tục trong tình trạng thừa cung, thu hẹp đầu ra của đường sản xuất từ mía.
“Giá đường trong nước sẽ ổn định và vẫn sẽ ở mức thấp hơn so với giá đường của các quốc gia trồng mía trong khu vực (Indonesia, Philippine và Trung Quốc)", Hiệp hội Mía đường Việt Nam nhận định.
Tại báo cáo, VSSA cũng đã đưa ra cảnh báo về hiện tượng gia tăng nhập khẩu đường lỏng sirô ngô HFCS (mã HS 17026020) - chất tạo ngọt chính trong nước giải khát.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, khối lượng đường lỏng sirô ngô HFCS nhập khẩu đang có xu hướng tăng dần qua các năm, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng đường lỏng sirô ngô nhập khẩu đã nhiều hơn lượng nhập khẩu của cả năm 2021 và gấp gần 2 lần cùng kỳ năm 2022.
VSSA cho biết đường lỏng sirô ngô nhập khẩu vào Việt Nam là loại HFCS-55, chứa 55% fructose và 45% glucose có độ ngọt cao hơn đường 25%.
Việc đường lỏng sirô ngô “đổ bộ” vào Việt Nam đã dẫn đến hệ quả là thu hẹp thị phần đường trong ngành nước giải khát vụ 2022-2023 đến mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Với mức độ nhập khẩu này, VSSA ước tính lượng nhập khẩu đường lỏng sirô ngô cả năm là 247.200 tấn, tương đương 309.000 tấn đường.
Từ lâu, các quốc gia sản xuất mía đường trong khối ASEAN đã nhận diện tác động tiêu cực của nhập khẩu mặt hàng đường lỏng sirô ngô không chỉ đối với ngành sản xuất trong nước mà cả đến sức khỏe cộng đồng, các nước đã triển khai các biện pháp để hạn chế việc nhập khẩu mặt hàng này, trong đó có Philippines và Indonesia.

Nguồn: Hoàng Anh/Doanh nghiệp & Kinh doanh