Tại miền Bắc chững lại
Giá lợn hơi tại khu vực ổn định, mức giá phổ biến 36.000 - 38.000 đ/kg. Cụ thể, tại Hưng Yên 37.000 - 38.000 đ/kg; Nam Định, Thái Nguyên, Lào Cai 38.000 - 39.000 đ/kg. Các tỉnh Hải Dương, Yên Bái, Hà Nội, Hà Nam, Tuyên Quang, Phú Thọ khoảng 34.000 - 37.000 đồng.
Nguồn cung lợn tại các tỉnh miền Bắc vẫn thiếu hụt nhưng nhu cầu thấp cộng với việc được bù đắp bởi lượng lợn được vận chuyển từ miền Trung, miền Nam ra nên giá tiếp tục giảm nhẹ. Giá lợn được các công ty chăn nuôi bán ra vẫn giữ ở mức giá khá cao 37.000-39.000đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giảm một vài nơi
Tại thị trường miền Trung, rất nhiều tỉnh vẫn bị dịch tả lợn châu Phi lây lan khiến các hộ nuôi phải đẩy mạnh bán ra làm giá giảm. Miền Trung cũng đang trong cao điểm nắng nóng khiến tiêu dùng thịt giảm. Giá lợn hơi tại Quảng Bình giảm 1.000 đ/kg xuống 30.000 đ/kg, còn một vài địa phương tại Thừa thiên Huế giảm 3.000 đ/kg xuống 29.000 đ/kg; các địa phương còn lại giá không thay đổi so với ngày hôm trước, khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ phổ biến là 30.000 - 34.000 đ/kg; tính chung toàn khu vực, giá lợn hơi trung bình giảm còn khoảng 34.500 đ/kg.
Tại miền Nam giảm trở lại trên diện rộng
Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Nam cũng giảm, dịch bệnh tiếp tục lan rộng, các trại nuôi trong dân bán chạy lợn nhiều, làm tăng lượng cầu trên thị trường. Giá lợn hơi tại Trà Vinh giảm mạnh 2.000 đồng xuống 33.000 đ/kg; Đồng Nai cũng giảm còn 32.000 đ/kg; tại Tây Ninh, có nơi xuống còn 29.000 đồng. Các tỉnh Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đồng loạt giảm nhẹ 1.000 đồng xuống 32.000 - 35.000 đ/kg; còn lại, giá tương đối ổn định so với ngày hôm trước, Bình Phước, Vũng Tàu, Tiền Giang 30.000 - 34.000 đồng; Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau đạt 37.000 - 38.000 đ/kg. Trung bình toàn khu vực, giá lợn xuống còn khoảng 33.500 đ/kg, mức thấp nhất cả nước.

Giá lợn hơi ngày 2/7/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

36.000-39.000

-1.000

Hải Dương

37.000-40.000

-1.000

Thái Bình

36.000-40.000

-1.000

Bắc Ninh

36.000-40.000

-1.000

Hà Nam

37.000-40.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

37.000-40.000

-1.000

Nam Định

38.000-40.000

-1.000

Ninh Bình

35.000-40.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

35.000-40.000

-1.000

Quảng Ninh

37.000-40.000

-2.000

Hà Giang

37.000-40.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

36.000-39.000

-2.000

Yên Bái

33.000-40.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

34.000-39.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

34.000-38.000

-1.000

Thái Nguyên

35.000-38.000

-1.000

Bắc Giang

35.000-38.000

-1.000

Vĩnh Phúc

36.000-39.000

Giữ nguyên

Lạng Sơn

36.000-41.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

35.000-39.000

Giữ nguyên

Sơn La

34.000-40.000

Giữ nguyên

Lai Châu

38.000-40.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

35.000-39.000

-1.000

Nghệ An

36.000-39.000

-1.000

Hà Tĩnh

35.000-38.000

-2.000

Quảng Bình

33.000-37.000

-1.000

Quảng Trị

32.000-36.000

-2.000

TT-Huế

28.000-34.000

-2.000

Quảng Nam

33.000-36.000

-2.000

Quảng Ngãi

36.000-35.000

-2.000

Bình Định

32.000-35.000

-1.000

Phú Yên

33.000-36.000

-1.000

Khánh Hòa

34.000-36.000

-1.000

Bình Thuận

33.000-35.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

33.000-36.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

34.000-36.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

32.000-35.000

Giữ nguyên

Gia Lai

32.000-36.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

28.000-36.000

-1.000

TP.HCM

35.000-36.000

-1.000

Bình Dương

33.000-36.000

Giữ nguyên

Bình Phước

34.000-36.000

Giữ nguyên

BR-VT

35.000-37.000

-1.000

Long An

34.000-36.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

32.000-36.000

Giữ nguyên

Bến Tre

33.000-36.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

32.000-35.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

35.000-42.000

Giữ nguyên

Kiên Giang

33.000-39.000

Giữ nguyên

Cà Mau

32.000-38.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

33.000-36.000

-1.000

Đồng Tháp

34.000-37.000

-1.000

Tây Ninh

33.000-35.000

-1.000

Vacxin Dịch tả ASF thử nghiệm bước đầu cho hiệu lực bảo hộ cao
Theo công bố của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, vacxin dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) do Học viện nghiên cứu, khi đưa ra tiêm thử nghiệm sơ bộ ban đầu cho thấy, vacxin có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn lợn được tiêm phòng.
Tại cuộc họp về giải pháp sử dụng vacxin, chế phẩm sinh học trong phòng chống DTLCP hôm nay (2/7/2010), GS.TS Nguyễn Thị Lan, GĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Sau thời gian nghiên cứu, đến nay, Học viện đã nghiên cứu và có sản phẩm vacxin DTLCP vô hoạt thế hệ mới, tiến hành tiêm thử nghiệm tại 3 trại lợn bị bệnh DTLCP thuộc 3 hộ gia đình khác nhau tại vùng dịch của Hưng Yên.
Kết quả bước đầu cho thấy: Toàn bộ 17/18 lợn nái và 15 lợn thịt của 3 hộ gia đình được tiêm vacxin đều sống khỏe mạnh sau hơn 2 tháng, một số nái đã đẻ và lợn con khỏe mạnh. Những lợn không được tiêm vacxin của 3 hộ gia đình tiêm thử nghiệm đều chết do DTLCP.Bên cạnh đó, kết quả công cường độc virus DTLCP cho thấy, vacxin có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn lợn được tiêm phòng…Đây là những thông tin rất khả quan, mở ra nhiều hi vọng thời gian tới cho việc nghiên cứu vacxin DTLCP thực sự có hiệu quả bảo hộ trên diện rộng trong thời gian tới.
Kể từ khi dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra đầu tiên từ ngày 1/2/2019 tại Hưng Yên, đến nay đã tròn 5 tháng, khiến 2,8 triệu con lợn phải tiêu hủy (chiếm 10% tổng đàn lợn cả nước), tương đương 166 nghìn tấn. Đến nay, về cơ bản, dịch vẫn chủ yếu xẩy ra ở khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, đã được khống chế thiệt hại ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, nguy cơ dịch chưa dừng lại.
Nguồn: VITIC tổng hợp
 

Nguồn: Vinanet