Tại miền Bắc
Tại tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc giá lợn hơi cao nhất cả nước 72.000 đồng/kg. Các địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định thu mua ở mức 70.000 - 71.000 đồng/kg; tại tỉnh Ninh Bình, Hà Nam giá ở mức 69.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động 69.000 - 72.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 65.000 - 67.000 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 61.000 - 62.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động 61.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại miền Nam
Tại tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh giá lợn hơi ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg; tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá ở mức 60.000 - 63.000 đồng/kg; tại tỉnh Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang 59.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động 59.000 - 66.000 đồng/kg.
Nguyên nhân, giá lợn hơi trong nước tăng cao do giá lợn Trung Quốc và Thái lan tăng cao khiến thịt lợn Việt Nam bị ảnh hưởng. Hiện giá lợn hơi tại 2 quốc gia này gần chạm mốc 80.000 đồng/kg. Như vậy, do thiếu nguồn cung, chi phí đầu vào tăng, giá cả thế giới tăng nên giá thịt lợn của Việt Nam cũng tăng.
Giá lợn hơi từng có những thời điểm chạm mốc 90.000 đồng/kg do căng thẳng nhất của dịch tả lợn châu Phi vì thiếu nguồn cung nghiêm trọng. Dịch bệnh kiểm soát được nhưng nếu không quản lý tốt giá vật tư đầu vào cùng kiểm soát khâu thị trường thì bối cảnh đó có thể tái diễn vào thời điểm cuối năm nay khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao.
Thông tin từ Báo Giao thông, theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá lợn hơi tăng cho thấy nhu cầu tiêu thụ trong nước đã tăng trở lại sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhu cầu từ các bếp ăn, nhà hàng, khách sạn hồi phục, nhưng với nguồn cung và tình hình phát triển đàn lợn hiện tại thì hoàn toàn có thể đáp ứng được được nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng mục tiêu đó, vấn đề cần đảm bảo an toàn sinh học để tăng đàn với lợn và gia cầm, bên cạnh đó là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đối phó với nguy cơ dịch bệnh. Cục Chăn nuôi sẽ tiếp tục chỉ đạo sản xuất, ứng dụng kỹ thuật và phát triển sản phẩm chăn nuôi trong 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 5-5,5% và tổng sản lượng thịt vào cuối năm 2022 sẽ đạt khoảng 6,95 triệu tấn.
Về giá tăng cao, một chuyên gia khác cho rằng, chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi thị trường thịt lợn Trung Quốc. Với vị thế chiếm 56% tổng sản lượng và 45% tiêu thụ thịt lợn toàn cầu, giá thịt lợn ở Trung Quốc đang tăng nhanh gây lo ngại sẽ tác động lan truyền đến các thị trường khác, trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu mới đây từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, tính đến tuần kết thúc vào ngày 1/7/2022, giá lợn hơi ở nước này đã tăng 46% so với tháng 3/2022. Ủy ban này đang xem xét khai thác nguồn thịt lợn dự trữ chiến lược quốc gia để ngăn chặn giá tăng nhanh chóng, đồng thời cam kết sẽ ngăn chặn bất kỳ hành vi trục lợi giá cả nào của các trang trại chăn nuôi lợn.