Tại miền Bắc giá giảm nhẹ
Thông tin từ Vietnambiz. giá lợn hơi tại miền Bắc hôm nay quay đầu giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg sau nhiều ngày chững giá ở mức cao. Cụ thể, Hưng Yên giảm 1.000 đồng xuống còn 94.000 đồng/kg, là mức giá cao thứ hai của khu vực khi Thái Bình vẫn giữ vững ngưỡng 95.000 đồng/kg, mức giá cao nhất cả nước. Tại Hà Nội giảm 2.000 đồng xuống còn 92.000 đồng/kg và Tuyên Quang giảm đến 3.000 đồng/kg về 89.000 đồng/kg; các địa phương còn lại giữ ổn định như Bắc Giang và Ninh Bình 93.000 đồng/kg; tại Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Nam Định, Thái Nguyên và Hà Nam 90.000 - 92.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá lợn hơi tại miền Bắc từ 89.000 - 95.000 đồng/kg, cao nhất trên cả nước.
Giá lợn hơi tại miền Bắc

Địa phương

Giá (đồng/kg)

So với hôm trước

(đồng/kg)

Địa phương

Giá (đồng/kg)

So với hôm trước

(đồng/kg)

Bắc Giang

93.000

-

Phú Thọ

92.000

-

Yên Bái

92.000

-

Thái Bình

95.000

-

Lào Cai

92.000

-

Hà Nam

90.000

-

Hưng Yên

94.000

-1.000

Vĩnh Phúc

92.000

-

Nam Định

90.000

-

Hà Nội

92.000

-2.000

Thái Nguyên

90.000

-

Ninh Bình

93.000

-

Tuyên Quang

89.000

-3.000

 

 

 

Tại miền Trung, Tây Nguyên ổn định
Giá lợn hơi miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục đứng yên với mức kỉ lục 93.000 đồng/kg và không có địa phương nào dưới 88.000 đồng/kg. Cụ thể, cao nhất vùng vẫn là Bình Thuận và Đắk Lắk 93.000 đồng/kg; tiếp theo là Quảng Nam 92.000 đồng/kg; tại Bình Định, Thanh Hoá và Nghệ An vẫn ở mốc 90.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Khánh Hòa và Ninh Thuận hiện ở mức 88.000 đồng/kg, là mức rẻ nhất của vùng thời điểm này.
Nhìn chung, giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên vẫn giao dịch trong khoảng 88.000 - 93.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Địa phương

Giá (đồng/kg)

Thanh Hoá

90.000

Quảng Ngãi

88.000

Nghệ An

90.000

Bình Định

90.000

Hà Tĩnh

88.000

Khánh Hoà

88.000

Quảng Bình

88.000

Lâm Đồng

90.000

Quảng Trị

88.000

Đắk Lắk

93.000

Thừa Thiên Huế

88.000

Ninh Thuận

88.000

Quảng Nam

92.000

Bình Thuận

93.000

Tại miền Nam biến động trái chiều
Giá lợn hơi miền Nam hôm nay tăng giảm trái chiều tại một số tỉnh thành, nhưng tại Long An vẫn ở mức cao 92.000 đồng/kg. Cụ thể, tại miền Đông gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP HCM đồng loạt giảm 3.000 đồng xuống còn 87.000 đồng/kg. Vũng Tàu giảm nhẹ 1.000 đồng xuống 90.000 đồng/kg. Riêng Đồng Nai vẫn giữ ngưỡng 90.000 đồng/kg
Tại Kiên Giang và Cà Mau giảm 2.000 đồng xuống còn 88.000 đồng/kg. Trong khi đó, Bạc Liêu và Sóc Trăng tăng vọt 5.000 đồng lên 90.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao thứ ba của miền Nam cùng được ghi nhận tại Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang và Trà Vinh. Theo đó, An Giang với mức giá ổn định 89.000 đồng/kg, là địa phương có giá thấp thứ hai của vùng thời điểm hiện tại.
Nhìn chung giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam từ 88.000 - 91.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam

Địa phương

Giá (đồng/kg)

So với hôm trước

 (đồng/kg)

Địa phương

Giá (đồng/kg)

So với hôm trước

(đồng/kg)

Bình Phước

87.000

-3.000

Vĩnh Long

85.000

-

Đồng Nai

90.000

-

Cần Thơ

90.000

+1.000

TP HCM

87.000

-3.000

Kiên Giang

88.000

-2.000

Bình Dương

87.000

-3.000

Hậu Giang

90.000

-

Tây Ninh

87.000

-3.000

Cà Mau

88.000

-2.000

Vũng Tàu

90.000

-1.000

Tiền Giang

90.000

-

Long An

92.000

-

Bạc Liêu

90.000

+5.000

Đồng Tháp

90.000

-

Trà Vinh

90.000

-

An Giang

89.000

-

Bến Tre

91.000

-

Sóc Trăng

90.000

+5.000

 

 

 

Theo tieudung.vn, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất "sát sườn" về việc bình ổn giá thịt lợn, tuy nhiên, Bộ NN&PTNT lý giải rằng, có nhiều nguyên nhân khiến giá thịt lợn vẫn ở mức cao.
Đầu tiên là 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn chỉ chiếm thị phần 35% lợn thịt, còn lại 65% thị phần do doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân chưa đồng bộ xuống giá. Vì vậy, chưa đủ sức để kéo giá bình quân xuống 70.000 đồng/kg lợn hơi.
Thứ hai, mặc dù 99% các xã đã qua 30 ngày không xảy ra dịch nhưng nhiều địa phương còn e ngại chưa kịp thời công bố hết dịch để người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn.
Thứ ba, một số địa phương chưa kịp thời hoàn thành chi trả kinh phí hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi cho người chăn nuôi, làm khó khăn trong việc duy trì sản xuất, tái đàn, tăng đàn.
Thứ tư, một số doanh nghiệp chăn nuôi heo quy mô lớn không xuất hoặc xuất hạn chế lợn thịt cũng làm gia tăng thêm hiệu ứng thiếu nguồn cung làm tăng giá lợn thịt; Ngoài ra, từ lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu trung gian làm giá thịt lợn tăng cao (gần 43%);
Thứ năm, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao làm giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tăng trên 10%.
Cuối cùng là do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới dẫn đến đứt gẫy các chuỗi sản xuất làm hạn chế nguồn cung thịt lợn, nên giá thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tăng cao.

Nguồn: VITIC