Tại miền Bắc
Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc ít biến động; trong đó, chỉ có Bắc Giang giảm 1.000 đ/kg so với hôm qua xuống mức 58.000 đ/kg, các tỉnh còn lại giá không đổi. Như vậy, giá lợn hơi tại miền Bắc giao dịch trong khoảng 57.000 - 58.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tương đối ổn định so với hôm qua. Cụ thể, Bình Thuận giảm nhẹ 1.000 đ/kg về mức 56.000 đ/kg - ngang bằng với các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận; tại Đắk Lắk giá thấp nhất khu vực 55.000 đ/kg. Các địa phương khác đang ổn định quanh mức 57.000 đ/kg. Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên hôm nay dao động 55.000 - 57.000 đ/kg.
Tại miền Nam
Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Nam giảm nhẹ vài nơi so với hôm qua; tại Bình Phước, Bình Dương và Vũng Tàu giảm 1.000 đ/kg , xuống mức 56.000 đ/kg - ngang bằng với Trà Vinh, Bến Tre và Long An. Các tỉnh còn lại không có biến động mới, thu mua trong khoảng 57.000 - 58.000 đ/kg. Như vậy, giá lợn hơi miền Nam hôm nay giao dịch trong khoảng 56.000 - 58.000 đ/kg.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân giá lợn hơi giảm trong suốt thời gian qua là do hiện đang là tháng 7 Âm lịch - mùa ăn chay. Theo quy luật của thị trường đây là thời điểm tiêu thụ thịt lợn thấp nhất trong năm. Ngoài ra, đang giao mùa nên dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp. Nhiều trang trại sợ dịch phải bán lợn sớm với giá thấp để thu hồi vốn. Hiện tại, không chỉ giá lợn, mà giá gà, vịt cũng giảm trong thời điểm này vì nhu cầu tiêu thụ giảm trong mùa ăn chay của đông đảo người dân. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm khác như thủy sản cũng đang có giá rẻ, vì vậy, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút như hiện nay. Nhận định về lý do giá lợn hơi đi xuống, Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp chưa có sự cải thiện, nhiều nơi giảm công nhân nên sức mua của các bếp ăn công nghiệp đi xuống. Tuy nhiên, theo Hiệp hội, giá lợn sẽ tăng vào quý IV/2023, khi học sinh tựu trường trở lại. Ngoài ra, nhu cầu làm sản phẩm phục vụ Tết tăng cao sẽ giúp giá thịt lợn tăng.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 6 tháng đầu năm 2023, giá hầu hết nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm so với năm 2022. Tuy nhiên, giá khô dầu đậu tương vẫn duy trì ở mức cao so với năm 2022 (tăng 1,7%). Do giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm mới bắt đầu giảm kể từ tháng 3/2023 cho đến nay, nên giá thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn 1,1-2,1% so với năm 2022. Nhìn chung, mặc dù giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu giảm trong các tháng gần đây, tuy nhiên hiện tại vẫn duy trì ở mức rất cao (từ 41,5-55,7%) so với giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2020). Do đó, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn từ 37,1-43% so với giá thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn trước dịch (năm 2020).
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho hay, các nước đã làm sàn giao dịch nông sản từ lâu. Thịt lợn là một mặt hàng thiết yếu, chiếm trên 70% nhu cầu thức ăn, nhất là với người có thu nhập thấp. Đây cũng là mặt hàng chiến lược. Việc lập sàn sẽ giúp quản lý chất lượng, tránh tình trạng “ép mua, ép bán, mọi thứ sẽ được minh bạch, công khai”. Do đó, mở sàn giao dịch thịt lợn được kỳ vọng giúp minh bạch thị trường 800 tấn thịt mỗi ngày, khi thương lái không còn được quyết định giá. Nếu thành công, mô hình này có thể áp dụng trên nhiều tỉnh thành khác, và nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu khác. Tuy nhiên, cần triển khai đồng bộ, minh bạch và hiệu quả, không nên nóng vội.
Theo ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, lợi ích của sàn giao dịch thịt lợn giúp người chăn nuôi tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng thịt lợn. Ông nhấn mạnh: "Sàn giao dịch giúp thương nhân kinh doanh thịt lợn giao dịch mua - bán theo phương thức hiện đại mà hiệu quả. Đồng thời, người sử dụng sản phẩm được đảm bảo an toàn thực phẩm, đúng giá trị sản phẩm. Cũng thông qua sàn giao dịch, Nhà nước nâng cấp thị trường thịt heo, bình ổn thị trường từ quy luật cung-cầu sản phẩm".
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam ước đạt 276 triệu USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt, phụ phẩm ăn được sau giết mổ đạt 80 triệu USD, tăng 36,5%.
Việt Nam có tổng đàn lợn đứng thứ 5 thế giới (khoảng 25 triệu con, tương đương 3,1 triệu tấn). Trong nửa đầu năm, nước ta xuất khẩu khoảng 19.000 tấn thịt lợn (chủ yếu là thịt lợn sữa đông lạnh), trị giá trên 18,4 triệu USD. Với lợn sống, chỉ khoảng 6.800 con.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, giá thành chăn nuôi của Việt Nam khá cao vì các chuỗi cung ứng phụ thuộc bên ngoài rất lớn.
Nguồn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống của nước ta đều cơ bản nhập khẩu và nguồn cung do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chi phối nên sản phẩm thịt hiện không thể cạnh tranh được với các nước. Về chăn nuôi lợn, giá thành ở Việt Nam vào khoảng 50.000 đồng/kg. Với những trang trại lớn, tự chủ được con giống, giá thành khoảng 45.000 - 48.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ở các nước châu Âu, con số này chỉ khoảng 35.000 đồng/kg. Còn ở châu Mỹ (Mỹ, Brazil), giá chưa tới 25.000 đồng/kg. Nếu so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, giá thành sản xuất lợn của Việt Nam đang một trời một vực.

Giá lợn hơi ngày 31/8/2023

Tỉnh/Thành

Giá cả

Tăng/Giảm

Tỉnh/Thành

Giá cả

Tăng/Giảm

Bắc Giang

58.000

-1.000

Lâm Đồng

57.000

-

Yên Bái

57.000

-

Đắk Lắk

55.000

-

Lào Cai

57.000

-

Ninh Thuận

56.000

-

Hưng Yên

58.000

-

Bình Thuận

56.000

-1.000

Nam Định

57.000

-

Bình Phước

56.000

-1.000

Thái Nguyên

58.000

-

Đồng Nai

57.000

-

Phú Thọ

58.000

-

TP.HCM

57.000

-

Thái Bình

58.000

-

Bình Dương

56.000

-1.000

Hà Nam

57.000

-

Tây Ninh

57.000

-

Vĩnh Phúc

58.000

-

Vũng Tàu

56.000

-1.000

Hà Nội

58.000

-

Long An

56.000

-

Ninh Bình

57.000

-

Đồng Tháp

57.000

-

Tuyên Quang

58.000

-

An Giang

57.000

-

Thanh Hóa

57.000

-

Vĩnh Long

57.000

-

Nghệ An

57.000

-

Cần Thơ

58.000

-

Hà Tĩnh

57.000

-

Kiên Giang

57.000

-

Quảng Bình

57.000

-

Hậu Giang

57.000

-

Quảng Trị

57.000

-

Cà Mau

58.000

-

Thừa Thiên Huế

57.000

-

Tiền Giang

57.000

-

Quảng Nam

57.000

-

Bạc Liêu

58.000

-

Quảng Ngãi

57.000

-

Trà Vinh

56.000

-

Bình Định

56.000

-

Bến Tre

56.000

-

Khánh Hoà

56.000

-

Sóc Trăng

58.000

-

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC