Tại miền Bắc giá dao động 78.000 - 85.000 đ/kg
Tại thị trường phía Bắc, giá lợn hơi duy trì xu hướng giảm, tại nhiều tỉnh, thành xuống dưới mức 80.000 đ/kg, giảm hơn 10.000 đ/kg so với tuần trước. Hiện giá ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên dao động 78.000 - 81.000 đ/kg; Hải Dương, Tuyên Quang, Hà Nam, Nam Định 80.000 - 83.000 đ/kg; tại Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình lợn hơi được thu mua trong khoảng 82.000 - 87.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên xuống dưới 90.000 đ/kg
Với xu hướng giảm giá mạnh ở miền Bắc, giá lợn tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng không tránh được làn sóng suy yếu, tại Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An xuống còn 82.000 đ/kg; các địa phương thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đạt 81.000 - 82.000 đ/kg; hánh Hoà, Bình Thuận, Đắk Lắk đạt 82.000 - 85.000 đ/kg, những nơi còn lại, giá 85.000 - 88.000 đ/kg.
Tại miền Nam giá lao dốc
Sau những ngày đầu tuần khá ổn định, giá lợn lao dốc, có nơi xuống còn khoảng 78.000 - 79.000 đ/kg; tại Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Nai giá dao động 77.000 - 81.000; An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang 83.000 - 84.000 đ/kg. Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ Hóc Môn trong ngày 4/1/2020 đạt 4900 con và tình hình buôn bán vẫn không tốt.
Vietnambiz dẫn nguồn Sở Công thương Đà Nẵng cho biết, giá các loại thịt lợn trong tuần qua (từ ngày 30/12/2019 đến 3/1/2020) tại các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn tỉnh như: chợ Biên Hòa, chợ Long Khánh, chợ Long Thành, chợ Phương Lâm (huyện Tân Phú)… ở các mức như sau: thịt lợn nạc từ 130.000 - 150.000 đ/kg, thịt lợn ba rọi: 130.000 - 170.000 đ/kg;
Giá thịt lợn ngày 5/1/2020 giảm
Giá thịt lợn ngày 5/1/2020 tại Vinmart và CPfoods giữ mức ổn định; trong khi đó tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền tiếp tục giảm đối với một số mặt hàng.
Bảng giá thịt lợn CP
Tên sản phẩm
|
Giá (đ/kg)
|
Giá thịt nọng
|
110.000
|
Giá thịt ba rọi (ba chỉ) có da
|
165.000
|
Giá sườn non
|
230.000
|
Giá sườn già
|
160.000
|
Giá thịt nạc thăn
|
165.000
|
Giá thịt nạc vai
|
140.000
|
Giá thịt ba chỉ rút sườn
|
210.000
|
Giá mỡ
|
88.000
|
Theo ghi nhận trên trang web chính thức Vinmart, giá thịt lợn Vissan vẫn bình ổn.
Bảng giá thịt lợn Vissan
Tên sản phẩm
|
Giá (đ/kg)
|
Giá thịt ba rọi (ba chỉ) có da
|
184.900
|
Giá sườn non
|
199.900
|
Giá thịt nạc thăn
|
169.900
|
Giá thịt nạc vai
|
174.900
|
Giá lợn bán lẻ của Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền tiếp tục giảm ở một số sản phẩm, mức giá dao động trong khoảng 78.000 - 160.000 đ/kg.
Bảng giá thịt lợn Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền
Tên sản phẩm
|
Giá (đ/kg)
|
Giá thịt ba rọi (ba chỉ) có da
|
155.000 (-5.000)
|
Giá sườn non
|
145.000
|
Giá sườn già
|
110.000
|
Giá thịt nạc vai
|
147.000
|
Giá thịt ba chỉ rút sườn
|
160.000
|
Giá mỡ
|
78.000
|
Giá thịt nọng
|
90.000
|
Cân đối nguồn cung thịt lợn, góp phần bình ổn thị trường đón Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020
Bộ Công Thương dẫn nguồn tin của Tổng cục thống kê cho biết, đàn lợn cả nước đến tháng 11/2019 giảm mạnh 22% so với cùng thời điểm năm trước và sản lượng năm 2019 giảm 13,6% so với năm 2018.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thịt lợn năm 2019 giảm khoảng 200 - 380 nghìn tấn, tương đương từ 7 - 10% so với năm 2018 do diễn biến phức tạp của tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Nhu cầu thịt lợn đang tăng nhanh vào dịp cuối năm và giáp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, việc nhập khẩu thịt lợn trong tháng 10 và tháng 11/2019 đã có chiều hướng tăng mạnh. Riêng trong tháng 11/2019, lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 15.000 tấn với kim ngạch 15,9 triệu USD, tăng 164% về lượng và 113% về kim ngạch so với tháng 11/2018. Tính chung trong 11 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt lợn của nước ta đạt hơn 111.000 tấn với kim ngạch 124 triệu USD, tăng 108% về lượng và 97% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt-lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương…, từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Ba Lan, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Hà Lan…
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 11 tháng năm 2019 là 1.117 USD/tấn, tương đương khoảng 25.950 - 26.000 đ/kg. Thịt lợn nhập khẩu khi đưa ra thị trường phải chịu nhiều mức thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng 5%, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh...), tương đương khoảng 33.000 - 35.000 đ/kg. Tuy nhiên, từ tháng 11 đến nay, giá nhập khẩu đã có xu hướng tăng so với thời điểm các tháng trước đó do nhu cầu ngày càng đang tăng mạnh. Thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đều đang chịu thuế MFN với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Úc, Niu-di-lân, Nhật Bản, Liên bang Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu vào khoảng từ 3 - 21%.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Thỏa thuận song phương về kỹ thuật và kiểm dịch động vật với 19 nước với tổng số 1.641 doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn vào Việt Nam Hiện có khoảng 140 doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nhập khẩu thịt lợn từ các nước, các doanh nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo cam kết với WTO và trong các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình, xóa bỏ việc hạn chế định lượng và giấy phép nhập khẩu hàng hóa nông sản (trong đó có thịt lợn), chỉ thực hiện quản lý nhập khẩu bằng các biện pháp kỹ thuật (kiểm dịch động vật, an toàn thực phẩm). Đây là biện pháp được hầu hết các nước thành viên WTO sử dụng nhằm quản lý nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp cam kết quốc tế.
Để góp phần bình ổn nguồn cung và giá thịt lợn tại thị trường trong nước ở thời điểm hiện nay, đặc biệt là trước và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chủ động tổ chức làm việc, trao đổi với Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn có uy tín ở nước sở tại để cung cấp thông tin và kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cục Thú y trong hoạt động nhập khẩu để đa dạng hóa nguồn cung thịt lợn, đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế và diễn biến cung cầu trong nước tùy từng thời điểm.
Ngoài ra, Cục Xuất nhập khẩu cũng đã đề nghị các Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường tại khu vực biên giới thực hiện nghiêm các biện pháp tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, mua bán trái phép lợn sống và các sản phẩm từ lợn qua biên giới trên địa bàn theo Công văn số 1052/XNK-NS ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Cục Xuất nhập khẩu và Công văn số 10/BCĐDTLCP ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi; theo dõi sát diễn biến hoạt động thương mại và trao đổi cư dân biên giới đối với hàng hóa nông, thủy sản nói riêng cũng như đối với lợn sống và các sản phẩm từ thịt lợn để phối hợp với cơ quan chức năng (Hải quan, Biên phòng, Thú y...) trên địa bàn chủ động ứng phó với hiện tượng vận chuyển, mua bán trái phép, chống đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn đến tình hình thị trường trong nước.
Bộ Công Thương hiện đang tăng cường các hoạt động truyền thông về giá cả, nguồn cung, sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt “nóng” nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin và gây bất ổn thị trường; đồng thời, cũng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức nhiều đoàn làm việc với một số địa phương trọng điểm nhằm bàn các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng nông sản dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, trong đó chú trọng đến mặt hàng thịt lợn.