Hạn ngạch nhập khẩu mới nhất, cao hơn 2 triệu tấn đã được phê duyệt trước đó cho năm 2024, được đưa ra trong bối cảnh dự đoán vụ thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 sẽ thấp hơn năm ngoái do lượng mưa ở Java - vùng trồng lúa trọng điểm của đất nước - thấp hơn bình thường.
Một nhà kinh doanh gạo có trụ sở tại Singapore cho biết: “Việc mua gạo của Indonesia đã đẩy giá toàn cầu tăng cao và tin tức này càng tạo thêm động lực tăng giá cho thị trường”.
Giá gạo châu Á gần đạt mức cao nhất trong 16 năm sau khi Ấn Độ, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, hạn chế xuất khẩu vào năm ngoái.
Giá gạo đồ xuất khẩu từ trung tâm lúa gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ - đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần này do nguồn cung hạn chế và nhu cầu cải thiện nhẹ.
Giá tại các trung tâm xuất khẩu chính khác - Thái Lan của Việt Nam - đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2008.
Sản lượng gạo Indonesia giảm có nguy cơ thắt chặt nguồn cung hơn nữa, đẩy giá gạo lên cao.
Quan chức Bộ Thương mại nước này, Arif Sulistiyo, cho biết sản lượng gạo Indonesia từ tháng 1 đến tháng 3 dự kiến sẽ thấp hơn 2,82 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ thương mại đang làm việc để cấp giấy phép nhập khẩu cho khoản phân bổ bổ sung, ông Arif cho biết thêm.
Slide thuyết trình của ông cho thấy mục tiêu không thay đổi về sản lượng hàng năm ở mức 32 triệu tấn năm 2024, so với ước tính 30,9 triệu tấn vào năm 2023.
Tuy nhiên, Giám đốc Cơ quan Lương thực Quốc gia Arief Prasetyo Adi nói với các phóng viên rằng chính phủ đang tập trung vào việc thực hiện hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo đã được phê duyệt trước đó, trong khi hạn ngạch bổ sung sẽ được thực hiện sau nếu cần.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã nhập khẩu 3,06 triệu tấn gạo trong năm 2023, gần mức kỷ lục.
Tại Indonesia, giá bán lẻ gạo đang cao hơn mức trần do chính phủ quy định trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung.