Trong đó, Ấn Độ có thị phần 17,4%, Trung Quốc là 9,1% và Liên minh châu Âu (EU) là 7,4%. Bộ trưởng Johari Abdul Ghani cho biết, nhu cầu dầu cọ được hỗ trợ bởi sự quan tâm bổ sung mặt hàng này nhằm đảm bảo an ninh lương thực và khả năng tồn tại của doanh nghiệp nói chung.
Uỷ ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) ước tính, sản lượng dầu cọ thô của nước này trong năm 2024 sẽ đạt 18,75 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức 18,55 triệu tấn trong năm 2023.
Johari Abdul Ghani cho rằng, để hiện thực hoá những ước tính tích cực cho năm 2024, điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng và giải quyết những thách thức chính mà ngành cọ dầu phải đối mặt như biến đổi khí hậu El Nino, các vấn đề về lao động…
Johari cũng thông báo rằng, Hội đồng Chứng nhận Dầu cọ Malaysia (MPOCC) sẽ được đổi tên thành Hội đồng Chứng nhận Dầu cọ Bền vững Malaysia (MSPO). Như vậy sẽ không bị nhầm lẫn giữa Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC) và Hội đồng Chứng nhận Dầu cọ Malaysia (MPOCC).
Năm 2023, thị trường dầu cọ đã phục hồi bất chấp tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu và ngành này tiếp tục là một phần quan trọng của nền kinh tế Malaysia, đóng góp khoảng 3% vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.
Bất chấp giá dầu cọ thô giảm mạnh, trị giá xuất khẩu dầu cọ và các sản phẩm dầu cọ vẫn vượt 100 tỷ ringgit, do sản lượng tăng. Nhu cầu mạnh mẽ từ các khu vực tiêu thụ trọng điểm cùng điều kiện sản xuất được cải thiện đã góp phần vào diễn biến chung của thị trường.