Việc tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Nga là một phần quan trọng trong nỗ lực của Liên Hợp Quốc và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ký thỏa thuận với Nga, cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ cảng Odesa của Biển Đen, nơi bị phong tỏa bởi chiến tranh.
Quyết định của Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và các quan chức Liên Hợp Quốc gặp nhau tại thủ đô Istanbul để đàm phán nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các bên sẽ trở lại vào tuần tới để ký thỏa thuận.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết: Mỹ hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cả ngũ cốc của Ukraine và Nga ra thị trường thế giới và giảm tác động của cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine đối với nguồn cung và giá lương thực toàn cầu.
Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến giá ngũ cốc, dầu ăn, nhiên liệu và phân bón tăng vọt, gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Ông Eduard Zernin, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga cho rằng động thái này của Mỹ là một hành động thiện chí và là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống nạn đói trên thế giới. Hy vọng các quốc gia khác có liên quan sẽ làm theo hành động này của Mỹ và đưa ra giải pháp cần thiết để loại bỏ các biện pháp trừng phạt cản trở việc cung cấp ngũ cốc cho các quốc gia có nhu cầu.
Cuộc xung đột giữa Nga – Ukrraine và việc phong tỏa các cảng của Ukraine vào ngày 24/2/2022 đã khiến xuất khẩu bị đình trệ, hàng chục tàu hàng bị mắc cạn và khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các kho chứa ở Odessa.
Nga đã phủ nhận trách nhiệm về việc làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực và đã đổ lỗi cho tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì làm chậm xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga và Ukraine tại các cảng ở Biển Đen.
Ukraine và Nga là những nhà cung cấp lúa mì lớn trên thế giới, và Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón lớn, trong khi Ukraine là nước sản xuất ngô và dầu hướng dương lớn.
Bộ Tài chính Mỹ thông báo rõ ràng rằng việc xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa nông nghiệp, cũng như thuốc men và thiết bị y tế đã được phép và sẽ không vi phạm các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt đối với Nga.
Mỹ cũng nhấn mạnh rằng không có lệnh trừng phạt nào đối với việc sản xuất, xuất khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa nông nghiệp của Nga, bao gồm cả phân bón và việc cung cấp bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm cho việc vận chuyển các sản phẩm đó và việc vận chuyển không bị cấm.
Nhập khẩu thủy hải sản của Nga vào thị trường Mỹ bị cấm theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc chủ trì diễn ra vào tháng 5/2022 nhằm vực dậy hoạt động xuất khẩu thực phẩm của Ukraine và Nga, ông Linda Thomas-Greenfield - Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ sẵn sàng đưa ra những quyết định bằng văn bản đảm bảo cho việc vận chuyển và các công ty bảo hiểm liên quan đến hàng xuất khẩu của Nga.

Nguồn: Vinanet/VITIC/thepigsite