Nguyên nhân vì khối lượng nhập khẩu một số mặt hàng tăng, đặc biệt là thịt bò, nhưng có thể chủ yếu là do giá thành năm nay cao hơn đáng kể so với năm ngoái.

Dữ liệu từ Cục Thống kê dân số Mỹ cho thấy xuất khẩu nông sản và các sản phẩm nông sản của Mỹ sang Trung Quốc đạt 17,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 15% so với mức kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái.

Con số này vượt qua số lượng nhập khẩu của cả hai năm 2018 và 2019, khi mà Trung Quốc tránh các mặt hàng của Mỹ và giá thành sản phẩm thấp. Đậu nành chiếm 29%, ngô 18%, bông 11% và cao lương 9% giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay.

Giá thành đã tăng vào năm 2021 nhưng bắt đầu tăng mạnh vào năm 2022. Chi phí xuất khẩu ngô của Mỹ sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2022 cao hơn 21%, đậu tương cao hơn 23% và bông cao hơn 34% so với 6 tháng đầu năm 2021.

Mỹ xuất khẩu 9,7 triệu tấn ngô sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2022 giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cho đến nay đây vẫn là mức cao kỷ lục. Xuất khẩu đậu nành 6 tháng đầu năm đạt 8,8 triệu tấn tăng 15% và xuất khẩu bông đạt 800.000 tấn tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng việc này xảy ra sau khi Trung Quốc giảm nhập khẩu nông sản từ Mỹ vào cuối năm 2021, có thể là do sự kết hợp của giá tăng, nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm và hoạt động kinh tế chậm lại. Xuất khẩu ngô, đậu tương và bông của Mỹ sang Trung Quốc trong niên vụ hiện tại giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến tháng 6/2022, xuất khẩu ngô và đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc trong niên vụ 2021/2022 lần lượt giảm 33% và 20%. Xuất khẩu bông đã giảm 10% từ tháng 8/2021 - 6/2022.

Xuất khẩu thịt lợn từ Mỹ sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2022 đạt 460.300 tấn giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thịt bò và sản phẩm thịt bò Mỹ  trong 6 tháng đầu năm 2022 là 120.500 tấn, trị giá 1 tỷ USD, tăng 49% so với nửa đầu năm 2021. Đây là mặt hàng lớn thứ 5 của năm sau đậu nành, ngô, bông và cao lương. Do đó tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu thụ thịt bò Mỹ lớn thứ ba sau Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)