Cà phê
Tại thị trường nội địa, giá cà phê các vùng trọng điểm ở Tây Nguyên đảo chiều mất 400 đồng. Lâm Đồng có mức giá thấp nhất ở 43.800 đồng/kg; Đắk Lắk có giá cao nhất ở 44.500 đồng/kg; Đắk Nông và Gia Lai chốt tại 44.400 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá robusta kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn London giảm 21 USD, tương đương 1,01% xuống 2.049 USD/tấn. Giá arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York giảm 6,25 cent, tương đương 3,41% ở mức 177 US cent/lb.

Giá cà phê Robusta tại London

Đơn vị tính: USD/Tấn | Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Diễn đàn của người làm cà phê

Giá cà phê Arabica tại New York

Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~ 0,45Kg | Đơn vị giao dịch: lot

Diễn đàn của người làm cà phê

Giá cà phê Arabica Brazil tại BMF

Đơn vị tính: USD Cent/lb | Đơn vị giao dịch: lot

Diễn đàn của người làm cà phê

Các thông tin nổi bật:

- Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến ngành cà phê toàn cầu, cũng như các vùng nguyên liệu của Việt Nam. Ngày 14/2, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Hội thảo “Giảm phát thải trong các vùng nguyên liệu cà phê tại Việt Nam”, Cục Trồng Trọt (Bộ NNPTNT), Tổ chức IDH ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện Quyết định 1088 của Thủ tướng Chính phủ về "Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.
- Tính đến ngày 14/2, Tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE London ghi nhận tiếp tục giảm xuống mức 59.350 tấn. Đồng USD bật tăng mạnh khiến đà bán tháo lan rộng trên các sàn hàng hóa, trong đó có cà phê.
- Nhà tư vấn và môi giới StoneX cập nhật dự báo sản lượng cà phê Brazil trong niên vụ 2023/24 chỉ khoảng 62,3 triệu bao, tăng 6,4% so với vụ trước, nhưng thấp hơn so với dự kiến ban đầu của chính họ do mưa quá nhiều ngay từ đầu vụ ở các vùng trồng chính của bang Minas Gerais.
- Khảo sát của Reuters cho thấy, nguồn cung cà phê toàn cầu sẽ thiếu hụt 4,15 triệu bao trong niên vụ 2022/23. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu ba tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2022/23 đã giảm 2,8% xuống 30,27 triệu bao so với 31,14 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2021/22.
Hạt tiêu
Theo nguồn Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hôm nay mất 0,17% xuống mức 3.536 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tăng 1,69% lên 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA chốt mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok trừ 0,16% xuống 6.088 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở 7.300 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen loại 500 g/l và 550g/l giữ vững ở 3.250 và 3.350 USD/tấn với; tiêu trắng chốt tại 4.750 USD/tấn.

Bảng giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng hàng ngày

Internationl Pepper Community

Khu vực khảo sát

Giá

(Đơn vị: USD/tấn)

% chênh lệch

Lampung Black Pepper

3536

-0,17%

Muntok White Pepper

6088

-0,16%

Brazil Black Pepper ASTA 570

2950

+1,69%

Malaysia - Black Pepper Kuching ASTA

4900

0%

Malaysia - White Pepper ASTA

7300

0%

Viet Nam - Black Pepper 500g/l

3250

0%

Viet Nam - Black Pepper 550g/l

3350

0%

Vietnam - White Pepper

4750

0%

- Giữa mùa thu hoạch tiêu tại các vùng trồng trọng điểm có các tín hiệu tích cực về giá khi năng suất giảm khiến giá tiêu tăng khá trong những ngày qua. Mặc dù vậy, so với năm ngoái giá tiêu mất hơn 20.000 đồng/kg. Giá giảm khiến nông dân thu không đủ chi phí sản xuất. Để sớm phục hồi cây trồng, tập trung cho vụ sau, nông dân một số địa phương đã sử dụng nhiều cách để giảm chi phí sản xuất.
- Theo ông Lê Hoàng Vinh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đắk Song, để sản xuất hạt tiêu bền vững, huyện Đắk Song tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho bà con nông dân. Trong đó, thông qua các chương trình tập huấn, huyện sẽ chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hạt tiêu cho bà con. Huyện lồng ghép các dự án, chương trình giúp nông dân sản xuất, tiêu thụ hạt tiêu hiệu quả.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 16/2/2023 đến ngày 22/2/2023 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 285,15 VND/INR, theo nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters