Tại An Giang giá lúa gạo hôm nay ổn định. Giá lúa IR 50404 ở 6.600-6.700 đồng/kg; giá lúa OM 9577 6.650; lúa OM 9582 6.650 đồng/kg; giá lúa Đài Thơm 8 6.750-6.900 đồng/kg; lúa OM 18 6.600-6.700 đồng/kg.

Giá gạo thường 10.500- 11.500 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 16.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 20.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 16.200 đồng/kg; gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000-19.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo tại tỉnh An Giang ngày 25/3/2021

Tên mặt hàng

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Giá bán tại chợ

(đồng)

Giá tăng (+), giảm (-) so với ngày hôm trước

Lúa gạo

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.300 - 5.700

 

 

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.700 - 5.900

 

 

- Lúa Jasmine

kg

-

Lúa tươi

 

- Lúa IR 50404

kg

6.600 - 6.700

 

- Lúa OM 9577

kg

6.650

 

- Lúa OM 9582

kg

6.500 - 6.650

 

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.750 - 6.900

 

- Lúa OM 5451

kg

6.600 - 6.700

 

- Nàng Hoa 9

kg

6.600

 

- Lúa OM 6976

kg

6.500 - 6.700

 

- Lúa OM 18

Kg

6.600 - 6.700

 

- Lúa Nhật

kg

7.500 - 7.700

 

- Nếp ruột

kg

 

13.000 - 14.000

 

- Gạo thường

kg

 

10.500 - 11.500

 

- Gạo Nàng Nhen

kg

 

16.000

 

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

 

18.000 - 19.000

 

- Gạo thơm Jasmine

kg

 

14.000 - 15.000

-1.000

- Gạo Hương Lài

kg

 

20.000

 

- Gạo trắng thông dụng

kg

 

14.000

 

- Gạo Nàng Hoa

kg

 

16.200

 

- Gạo Sóc thường

kg

 

15.000

 

- Gạo thơm Đài Loan trong

kg

 

20.000

 

- Gạo Nhật

kg

 

24.000

 

- Cám

kg

 

6.000

 

 

Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu 15 ngày tháng 3/2021 đạt 203.320 tấn, trị giá 111,321 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu đến ngày 15/3/2021 đạt 858.605 tấn, trị giá 470,341 triệu USD so với cùng kỳ về số lượng giảm 33,74% và về trị giá tăng 21,75%.
Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu giữ ổn định ở mức cao. Cụ thể gạo 5% tấm ở mức 518-522 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 488-492 USD/tấn, gạo 100% ở mức 438-442 USD/tấn và ở mức 573-577 USD/tấn.
Giảm diện tích sản xuất lúa, nông dân ĐBSCL vẫn có lợi
“Giảm diện tích sản xuất nhưng sản lượng tăng, xuất khẩu gạo ổn định, giá lúa bán cao có lợi cho nông dân”– đây là nhận định của Bộ NN-PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2020-2021, triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, mùa năm 2021 vùng Nam bộ, được tổ chức sáng nay 24-3, tại Cần Thơ.
Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2020-2021, triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, mùa năm 2021 vùng Nam bộ, tại Cần Thơ, sáng 24-3-2021.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT cho biết, hiện nông dân ĐBSCL đã thu hoạch trên 1 triệu ha lúa đông xuân (hơn 60% diện tích), không có diện tích lúa nào bị thiệt hại do hạn mặn, lợi nhuận của nông dân trồng lúa trên 45%.
Theo Bộ NN-PTNT, vụ đông xuân, ĐBSCL xuống giống trên 1,51 triệu ha, giảm 27.210 ha. Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng khô hạn và xâm nhập mặn nên các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng… đã chủ động điều chỉnh giảm diện tích. Tuy nhiên nhờ áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả trong sản xuất năng suất lúa đạt trên 7 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha (cao nhất trong 5 năm trở lại đây); sản lượng lúa ước đạt 10,7 triệu tấn, tăng 144.000 tấn so với vụ lúa đông xuân năm ngoái.
Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, vụ đông xuân năm 2021, tại Cần Thơ năng suất đạt 7,6 tấn/ha. Đây là năm nông dân Cần Thơ sản xuất lúa tốt nhất, năng suất cao nhất và lợi nhuận của nông dân trên 50%.
Thương lái mua lúa của nông dân tại Sóc Trăng
Theo Cục Trồng trọt, tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng cao, cung cấp cho phân khúc xuất khẩu gạo cao cấp ngày càng tăng. Theo đó, nhóm lúa thơm, đặc sản chiếm tỷ lệ 22% tổng diện tích, tăng 0,2 %; nhóm lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ 55,5 %, tăng 1% so với đông xuân 2019 - 2020...
Bộ NN-PTNT cho biết, vụ hè thu năm 2021, ĐBSCL sẽ sản xuất 1,52 triệu ha; năng suất ước đạt 5,62 tấn/ha, sản lượng 8,55 triệu tấn. Hiện nông dân đã xuống giống trên 300.000 ha.
Tại hội nghị, đại diện Tổng cục Thủy lợi và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ đưa ra nhiều nhận định về diễn biến của hạn mặn sắp tới, khuyến cáo các địa phương vùng ĐBSCL cần xây dựng kế hoạch cấp nước theo các kịch bản có thể xảy ra, huy động nguồn lực để chủ động triển khai giải pháp phù hợp, bảo đảm tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, các địa phương cần chỉ đạo các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước trong và ngoài hệ thống cống, vận hành điều tiết nước theo quy trình vận hành, đảm bảo phân phối nước công bằng, hợp lý, hiệu quả. Các vùng canh tác lúa đã thu hoạch cần lấy nước để tiến hành rửa mặn, chuẩn bị cho gieo sạ vụ hè thu khi có nguồn nước ngọt về ổn định.

Nguồn: VITIC