Bộ Thương mại nước này cũng yêu cầu các chính quyền địa phương làm tốt công tác đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả, đồng thời phải đưa ra những cảnh báo sớm về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nguồn cung.
Các phương tiện truyền thông địa phương ở Trung Quốc gần đây cũng đã công bố danh sách các hàng hóa được khuyến nghị nên dự trữ tại nhà, bao gồm: bánh quy và mì ăn liền, sinh tố, radio và đèn pin.
Chỉ thị của Bộ Thương mại đã khiến nhiều người dân đã đổ xô đi mua các mặt hàng như gạo, muối và dầu ăn. Truyền thông nước này ngay sau đó đã phát đi những thông tin chi tiết để làm yên lòng dân chúng.
Nhật báo Kinh tế của Trung quốc đưa tin, Bộ Thương mại hàng năm vẫn ra thông báo tương tự. Riêng năm nay, thông báo được phát đi sớm hơn để người dân không mất cảnh giác xảy ra tình huống nơi ở của họ bị phong tỏa, trong bối cảnh giá rau tại nước này hiện đang tăng cao do thiên tai và những ổ dịch COVID-19 mới bùng phát gần đây.
Chính phủ Trung Quốc luôn nỗ lực để tăng cường nguồn cung rau tươi và thịt lợn trước dịp lễ quan trọng nhất của Trung Quốc, Tết Nguyên đán. Năm 2022, Tết cổ truyền của Trung Quốc rơi vào đầu tháng Hai. Năm nay, vấn đề này càng trở nên cấp thiết do thời tiết khắc nghiệt vào đầu tháng 10 đã phá hủy mùa màng ở Sơn Đông - vùng trồng rau lớn nhất của đất nước - và những ca nhiễm COVID-19 bùng phát ở khắp các nơi, từ tây bắc đến đông bắc của Trung Quốc, đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực .
Chỉ số giá rau củ đã tăng bất thường . Giá dưa chuột, rau bina và bông cải xanh tại Trung Quốc cuối tháng 10 đã tăng gấp hơn hai lần so với đầu tháng, với giá cải bó xôi đắt hơn cả thịt lợn, lên đến 16,67 nhân dân tệ (2,60 USD)/kg. Mặc dù giá cả đã giảm trong những ngày gần đây, các nhà kinh tế ước tính lạm phát giá tiêu dùng hàng năm sẽ ở Trung Quốc tăng đáng kể trong tháng 10, lần tăng đầu tiên trong vòng 5 tháng.