Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.266

Trừ lùi: +80

Đắk Lăk

30.700

-300

Lâm Đồng

30.300

-300

Gia Lai

30.600

-300

Đắk Nông

30.600

-300

Hồ tiêu

39.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.330

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Diễn đàn của người làm cà phê

Theo Reuters, giá cà phê tại Việt Nam tăng do nguồn cung khan hiếm, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng. Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, với 5% hạt đen và vỡ) được chào giá cộng 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 150 USD/tấn cách đây 2 tuần.

Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 260-270 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London, giảm so với mức cộng 300-310 USD/tấn cách đây 2 tuần, do nước này bắt đầu vào vụ thu hoạch mới.

Indonesia xuất khẩu 11.171 tấn cà phê robusta từ tỉnh Lampung Sumatra trong tháng 4/2020, cao hơn gấp đôi so với cùng tháng năm 2019.
Trên thị trường thế giới, hai sàn giao dịch đảo chiều sụt giảm. Giá robusta kỳ hạn tháng 7 tại sàn giao dịch London đóng cửa mất 15 USD, tương đương 1,25% chốt tại 1.186 USD/tấn. Giá arabica giao cùng kỳ hạn tại New York trừ 1,6 US cent, tương đương 1,45% xuống ở 109 US cent/lb.

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạn

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

HĐ mở

07/20

1186

-15

-1.25 %

7945

1193

1170

1192

63352

09/20

1206

-16

-1.31 %

5138

1215

1191

1215

33133

11/20

1225

-18

-1.45 %

2418

1231

1210

1231

16601

01/21

1245

-18

-1.43 %

560

1250

1230

1249

10705

Đơn vị tính: USD($)/ Tấn | Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạn

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

HĐ mở

07/20

109

-1.6

-1.45 %

17612

109.50

106.30

109

80852

09/20

110.10

-1.8

-1.61 %

8763

110.85

107.65

110.60

48013

12/20

112

-1.95

-1.71 %

6002

112.80

109.60

112.30

51084

03/21

113.85

-1.9

-1.64 %

1986

114.65

111.50

114.10

22198

Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ngày 08/5/2020: Dẫn nguồn Tuổi trẻ, Hàn Quốc hôm nay 08/5 ghi nhận thêm 12 ca bệnh COVID-19 mới, hầu hết là nhập khẩu, nâng tổng số ca bệnh của nước này lên 10.822 trong bối cảnh vừa bắt đầu nới giãn cách.
Trong diễn biến liên quan, theo hãng tin Yonhap, một quan chức chính phủ Hàn Quốc hôm nay cho biết nước này đang thử nghiệm lâm sàng với 7 loại thuốc đã có trong điều trị COVID-19 để đánh giá mức độ hiệu quả của chúng.
Theo vị quan chức, nếu có được kết quả tích cực (dù không phải cả 7 loại) cũng sẽ mở ra khả năng tìm được liệu pháp điều trị bệnh COVID-19 sớm nhất là trước cuối năm nay.
Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng khác liên quan tới 3 loại vắcxin tiềm năng cũng sẽ được triển khai tại Hàn Quốc trước cuối năm nay.
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 08/5, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi một điện mừng tới người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, ca ngợi vai trò của ông đã giúp Trung Quốc chống dịch thành công.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận thêm 25.253 ca nhiễm, 2.495 ca tử vong ở nước này trong ngày 07/5. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại nước này là 1.219.066 người, tăng 25.253 so với ngày trước đó. Tổng số người tử vong cũng lên con số 73.297 trường hợp sau khi có thêm 2.495 ca tử vong mới.
Bộ Y tế Brazil ngày 07/5 thông báo đã phát hiện thêm 9.888 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, đẩy tổng số ca nhiễm tại quốc gia Nam Mỹ này lên con số 135.016 người. Tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Brazil cũng tăng lên 9.146 trường hợp sau khi có thêm 610 người chết được ghi nhận trong cùng thời gian.
Tính đến tối 07/5 (theo giờ địa phương), số ca tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Pháp đã tăng thêm 178 trường hợp, lên tổng cộng 25.987 người, trong đó có 16.386 ca (tăng 149 ca) ở các bệnh viện và 9.601 ca (tăng 29 ca) ở các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner ngày 07/5 khẳng định Pháp vẫn sẽ đóng cửa biên giới ít nhất đến hết ngày 15/6 ngay cả khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ vào ngày 11/5 tới. Việc qua lại biên giới giữa Pháp với các nước kể từ lúc dịch COVID-19 bùng phát chỉ được cho phép trong một số trường hợp ngoại lệ. Dự kiến sẽ có khoảng 400.000 doanh nghiệp ở Pháp được mở cửa trở lại vào ngày 11/5 tới.

Nguồn: VITIC/Reuters