Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.373

Trừ lùi: +125

Đắk Lăk

31.400

+100

Lâm Đồng

30.900

+100

Gia Lai

31.100

+100

Đắk Nông

31.300

+100

Hồ tiêu

40.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.150

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Diễn đàn của người làm cà phê
Thị trường cà phê trong nước tăng theo đà lên của thị trường cà phê thế giới. Giá robusta kỳ hạn tháng 1/20 cộng 4 USD, tương đương 0,32% lên ở 1.248 USD/tấn. Giá arabica kỳ hạn tháng 12/19 cũng tăng 2,55 US cent, tương đương 2,65% lên 98,9 US cent/lb.
Nhận định của chuyên gia Nguyễn Quang Bình về tình hình vĩ mô đã ảnh hưởng đến thị trường cà phê như sau: Tổng thống Trump tin tưởng một thỏa thuận ý nghĩa với Trung Quốc về ngừng chiến có thể được ký vào tháng 11/19. Trong lúc đó, Trung Quốc đâm đơn kiện Mỹ lên WTO đòi bồi thường thiệt hại do áp thuế các mặt hàng như tấm điện mặt trời, ống thép, đài quạt gió… Trudeau tiếp tục giữ ghế Thủ tướng Canada khi đảng Tự do của ông giành được 156 trong tổng số 339 ghế quốc hội. Với kết quả 156 ghế trong Quốc hội, Trudeau cần liên minh với ít nhất một đảng để có thể tiếp tục lãnh đạo Canada. Tại Canada, một đảng phải có ít nhất 170 ghế trong Quốc hội mới giành được ưu thế.
Đồng nội tệ Brazil tăng mạnh cùng các quỹ đầu tư giảm lượng bán khống giúp giá cà phê có thêm sức bật, nhất là arabica.
Niên vụ 2018/19, sản lượng cà phê toàn cầu đạt khoảng 170 triệu bao, cao hơn 10 triệu bao so với lượng tiêu thụ. Trong đó, Brazil đã sản xuất hơn 60 triệu bao.
Sự sụt giảm giá cà phê dẫn đến việc giảm nguyên liệu đầu vào, thuốc trừ sâu và các chi phí trang trại liên quan khác, theo trang AllAfrica.
Với 4 triệu bao cà phê được sản xuất mỗi năm, Uganda là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai ở châu Phi sau Ethiopia. Tại đây, cà phê trở thành nguồn thu ngoại tệ thứ hai sau du lịch.
Theo ông Fred Luzinda, Chủ tịch Liên đoàn Cà phê Uganda, 4,6 triệu bao cà phê (loại 60 kg) đã được xuất khẩu trong năm 2018, tạo ra doanh thu 492 triệu USD.
Giá xuất khẩu trung bình đạt mức 1,84 USD/kg trong năm 2018, thấp hơn mức 1,95 USD/kg trong năm 2017. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà xuất khẩu.
Tương tự Ethiopia và Brazil, Uganda là quốc gia mà một nửa số cà phê sản xuất ra được tiêu thụ trong nước. Các nhà sản xuất cà phê nước này đang có kế hoạch tiếp cận đa chiều trong việc thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất nội địa.
Tăng cường tiêu thụ trong nước được các chuyên gia trong ngành cà phê coi là một trong những chiến lược quan trọng để có thể khắc phục tình trạng giá cà phê toàn cầu sụt giảm.
Bà Elizabeth Nsimadala, Chủ tịch Liên đoàn Cà phê Đông Phi, cho biết đồ uống pha chế từ cà phê chưa phổ biến ở khu vực Đông Phi. Còn Ông Emmanuel Ilyamulemye, giám đốc điều hành của Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), cho biết mức tiêu thụ cà phê nội địa hiện tại của quốc gia này ở mức 5% và mục tiêu của UCDA là 15%.
Uganda được chọn là một trong những quốc gia nằm trong dự án thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nước thuộc Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO).
Nguồn: VITIC/Reuters