Diễn biến giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên (VNĐ/kg)

TT nhân xô

Giá đầu tháng

(01/7)

Giá mới nhất

(31/7)

Tăng/giảm trong tháng qua (+/-)

Đắk Lắk

31.300

32.500

+1.200

Lâm Đồng

30.700

32.000

+1.300

Gia Lai

31.100

32.400

+1.300

Đắk Nông

31.100

32.400

+1.300

Sau khi tăng nhẹ phiên trước, do nguồn cung hạn hẹp vào cuối vụ và do giãn cách xã hội tại một số nơi của khu vực trồng cà phê, giá cà phê nội địa hôm nay chững lại. Tuy nhiên, giá thế giới vẫn biến động không ngừng. Hai sàn giao dịch thế giới rẽ hai hướng khác nhau trong phiên cuối tháng.

Đóng cửa cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn London thay đổi nhẹ, giảm 4 USD (-0,3%) chốt ở 1.340 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất 7,5 tháng tại 1.381 USD trong đầu phiên giao dịch. Trong khi đó, cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York lại tăng 3,75 US cent (+3,36%) lên 115,35 US cent/lb, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4.

Nhu cầu robusta tăng mạnh do loại cà phê này được sử dụng rộng rãi để sản xuất cà phê hòa tan. Còn arabia được hưởng lợi từ sự tăng giá đồng real của Brazil và lo ngại việc phong tỏa cùng với giá thấp có thể gây thiệt hại cho sản lượng của Trung Mỹ.
Tính chung cả tháng, giá robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn London tăng 153 USD (tương đương 12,89%); giá arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York cũng tăng 14 US cent (tương đương 14,21%).

Diễn biến giá cà phê trên hai sàn giao dịch thế giới

TT cà phê

kỳ hạn T9/20

Giá đầu tháng

(01/7)

Giá mới nhất

(31/7)

Tăng/giảm trong tháng qua (%)

Robusta (USD/tấn)

1.187

1.340

+12,89

Arabica (US cent/lb)

101,0

115,35

+14,21

Giá cà phê toàn cầu tăng do nhu cầu mua vào tăng. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, tình hình địa chính trị bất ổn và nguồn cung cà phê đang trong trạng thái dư thừa.

Dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê trực tiếp tại các chuỗi quán, nhà hàng khách sạn và du lịch giảm khi tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao, thu nhập người tiêu dùng giảm. Brazil đã thu hoạch khoảng 60% vụ mùa cà phê mới, chậm hơn so với niên vụ 2019/20 do đại dịch này.

Trong khi đó, cây cà phê vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”. Như vậy sẽ gây sức ép bán ra trong quý 3/2020 bởi Brazil là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và thường bán theo phương thức giao sau.
Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, đa số đại diện các quốc gia cho rằng dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu, tuy nhiên họ không rõ công suất sản xuất quốc gia bị ảnh hưởng như thế nào trong sáu đến mười hai tháng tới.
Quá trình chế biến và xay xát cà phê được dự đoán là không ảnh hưởng nhiều từ dịch COVID-19, dự đoán sẽ được cải thiện trong sáu tháng tới.
Trong khi đại diện các quốc gia cho biết chính phủ các nước này đang nỗ lực khôi phục lại ngành cà phê đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch thì một vấn đề đáng lo khác chính là thái độ của người mua toàn cầu.
Theo báo cáo, 45% số người được hỏi cho hay các hợp đồng đã bị hủy bỏ hoặc thay đổi, nhấn mạnh tính rủi ro trong mua bán cà phê khiến các nhà sản xuất chịu thiệt thòi hơn người mua.
Trên thị trường châu Á, tuần cuối tháng 7 tại Indonesia, cà phê robusta Sumatran được chào ở mức cộng 240 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9, giảm từ mức cộng 250 USD một tuần trước do nguồn cung mới đang tăng từ vụ thu hoạch.

Nguồn: VITIC/Reuters