Tại Việt Nam giá cà phê tăng trong tuần này do nguồn cung thấp, trong khi hoạt động giao dịch phục hồi tại Indonesia nơi một vụ thu hoạch lớn đang diễn ra.

Một nhà phân tích thị trường ở Tây Nguyên cho biết nguồn cung từ nông dân đã cạn kiệt và họ không muốn bán dưới 35.000 đồng/kg. Các thương nhân cho biết hầu như không có giao dịch mới trong tuần này, ngoài trừ những người cố gắng mua cà phê cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký trước đó.
Các thương nhân đã chào cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 110 – 120 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2019 ở London. Trong tuần trước mức cộng là 100 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2019.
Trong khi đó, cà phê robusta loại 4, khiếm khuyết 80 của Indonesia được chào ở mức cộng 180 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2019, một tuần trước mức cộng là 150 tới 180 USD. Trong tuần này có khoảng 1.000 tấn được giao dịch mỗi ngày tại Indonesia.
Trong tuần, giá được hỗ trợ từ những lo ngại tới tiết lạnh ở Brazil, nhưng nguồn cung dồi dào toàn cầu tiếp tục gây sức ép cho thị trường.
Phiên giao dịch 28/6, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2019 đóng cửa tăng 0,65 US cent hay 0,61% lên 1,067 USD/lb, khối lượng giao dịch ít. Giá cà phê đã tăng khoảng 6% trong tuần này hỗ trợ bởi việc đầu cơ mua để đóng các hợp đồng bán khống và lo ngại về thời tiết lạnh tại Brazil. Tuy nhiên, mô hình giá thấp trong năm qua đã khiến nông dân trồng cà phê không có lợi, đặc biệt ở Trung Mỹ, nơi những người đang di cư sang Mỹ. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2019 chốt phiên giảm 4 USD hay 0,28% xuống 1.430USD/tấn.
Theo tờ The Washington Post, Cà phê ở Guatemala là một trong những nguồn cung cấp của thị trường cà phê thế giới.
Trong 2 năm qua, giá cả sụt giảm do sự gia tăng sản xuất cà phê giá rẻ ở Brazil, Arab Saudi, sức mạnh của đồng USD và sự gia tăng sản lượng tại Việt Nam, Honduras và Colombia. Trong khi đó, chi phí sản xuất của 120.000 hộ nông dân trồng cà phê qui mô nhỏ ở Guatemala cũng tăng lên khi họ buộc phải mua hóa chất để chống lại sự phát triển của bệnh rỉ sắt trên cây cà phê, một loại nấm bệnh gây ra bởi biến đổi khí hậu. Những yếu tố trên đã cùng nhau làm dấy lên sự cạnh tranh giữa nhà điều hành các công ty sản xuất cà phê.